Nguyên nhân Alzheimer vẫn còn bỏ ngỏ 

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Alzheimer là nguyên nhân chính (chiếm khoảng 60-70%) tình trạng sa sút trí tuệ (mất trí). Cho đến hiện nay, giới y học vẫn chưa đưa ra được kết luận khẳng định nguyên nhân Alzheimer là gì? Nhưng từ những nghiên cứu được thực hiện, đã “hé lộ” yếu tố nguy cơ là gây bệnh Alzheimer, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Các giả thuyết về nguyên nhân Alzheimer

1.1 Giả thuyết cổ điển

Giả thuyết về hệ thống truyền đạt thần kinh bằng acetylcholin là giải thuyết cổ điển nhất được các nhà khoa học đưa ra, giải thuyết này cũng làm cơ sở cho đa số các loại được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh Alzheimer hiện nay.

Giả thuyết này cho rằng, nguyên nhân gây bệnh alzheimer là do giảm tổng hợp chất truyền đạt thần kinh accetylcholine.

Trước đây giải thuyết này được nhiều người đón nhận và ủng hộ nhưng gần đây giả thuyết này không được ủng hộ vì thuốc dùng để điều trị sự thiếu hụt acetylcholine thực sự không có hiệu quả đối với bệnh nhân alzheimer.

1.2 Giả thuyết amyloid gợi mở cho nguyên nhân Alzheimer

Giả thuyết này cho rằng sự tích tụ của amyloid beta là nguyên nhân cơ bản gây bệnh alzheimer.

Giả thuyết này được một số người đón nhận là vì dựa trên cơ sở do vị trí gen sản xuất protein tiền chất amyloid nằm trên nhiễm sắc thể số 21, trong khi hội chứng Down (có 3 nhiễm sắc thể số 21). Bên cạnh đó, gen đột biến APOE4 là yếu tố nguy cơ di truyền bởi chúng gây ra sự tích tụ quá nhiều amyloid trong não, trước khi có các triệu chứng của bệnh alzheimer xuất hiện. Do đó, sự tích tụ amyloid beta có trước khi các biểu hiện của bệnh alzheimer xuất hiện trên lâm sàng nên được cho đây chính là nguyên nhân gây bệnh alzheimer.

Một bằng chứng cho giải thuyết này đã được các nhà khoa học kiểm chứng trên chuột bị biến đổi gen (đột biến gen APP), nhận thấy con chuột bị biến đổi gen APP này có các đám rối sợi amyloid và các bệnh lý não tương tự trong bệnh Alzheimer. Nên giải thuyết này được nhiều nhà khoa học ủng hộ để lý giải cho nguyên nhân gây bệnh alzheimer.

Tuy nhiên, sau khi thử nghiệm vắc-xin trên lâm sàng (giai đoạn thử nghiệm sớm trên con người thì chúng không có tác dụng đáng kể đến việc mất trí nhớ. Nên vẫn còn đặt ra nghi vấn về nguyên nhân gây alzheimer này.

Cho đến năm 2009, lý thuyết này được cập nhật rằng họ hàng gần của protein amyloid beta chính là thủ phạm chính gây ra căn bệnh Alzheimer này – đó chính là chuỗi phản ứng N-APP/DR6 của quá trình lão hóa của não đã kích hoạt để gây bệnh. Theo giả thuyết này, thì amyloid beta đóng vai trò bổ sung làm giảm chức năng của xy-náp. Giả thuyết này có thể được thuyết phục nhưng y học chưa khẳng định liệu đó có phải nguyên nhân alzheimer không.

Giả thuyết amyloid gợi mở cho nguyên nhân Alzheimer

Giả thuyết amyloid gợi mở cho nguyên nhân Alzheimer

1.3 Giả thuyết tau lý giải cho nguyên nhân Alzheimer

Một nghiên cứu khác vào năm 2004 đã chỉ ra rằng, sự tích tụ các mảng amyloid không có tính tương quan nhiều lắm với việc mất các nơ-ron. Theo giả thuyết này, thì các thể bất thường của protein tau mới là khởi đầu cho chuỗi phản ứng gây bệnh.

Các protein tau bị photphorylate hóa quá nhiều, sẽ bắt cặp với các sợi tau khác. Sau đó, chúng hình thành các đám rối sợi thần kinh bên trong thân tế bào thần kinh. Điều này xảy ra, đã khiến các vi ống tế bào bị tan rã, làm hỏng hệ thống vận chuyển của nơ-ron, phá hủy các chức năng liên lạc hóa sinh giữa các nơ-ron và sau đó gây chết tế nào não.

Có vẻ như giả thuyết tau mang tính thực tế và độ thuyết phục cao, nhưng vẫn chưa được khẳng định rằng đó có phải nguyên nhân gây alzheimer hay không.

Giả thuyết tau lý giải cho nguyên nhân Alzheimer

Giả thuyết tau lý giải cho nguyên nhân Alzheimer

1.4 Giả thuyết thoái hóa myelin

Giả thuyết này cho rằng, chính sự phá hủy myelin trong não do lão hóa là nguyên nhân làm giảm khả năng dẫn truyền trong trục thần kinh (axon), gây mất dần các noron thần kinh già cũ. Quá trình phân hủy myelin, sửa chữa myelin trong cân bằng nội mô sẽ góp phần vào sự tích tụ protein như các protein amyloid beta và tau.

Ngoài ra, một số giải thuyết khác cũng đưa ra quan điểm rằng ứng kích oxy hóa hay sự suy giảm nhân lục có thể là nguyên nhân gây bệnh alzheimer.

Cho đến hiện nay, theo các nhà khoa học chuyên về Nội thần kinh thì giả thuyết amyloid và giả thuyết tau là những giả thuyết mang tính thuyết phục nhất, lý giải cho nguyên nhân gây bệnh alzheimer.

2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh Alzheimer

Mặc dù chưa được khẳng định chắc chắn là có thể gây bệnh alzheimer, nhưng các yếu tố nguy cơ dưới đây có thể tác động gây bệnh alzheimer:

– Di truyền

– Tiền sử chấn thương đầu

– Trầm cảm lâm sàng

– Cao huyết áp

– Chất thủy ngân,…

3. Đặc điểm bệnh Alzheimer qua 4 giai đoạn

Bệnh Alzheimer được mệnh danh là kẻ đánh cắp ký ức trải qua 4 giai đoạn.

Bệnh Alzheimer được mệnh danh là kẻ đánh cắp ký ức trải qua 4 giai đoạn.

3.1 Giai đoạn trước khi mất trí nhớ

Lão hóa hoặc stress kéo dài làm suy giảm nhận thức, điển hình là người bệnh gặp khó khăn trong việc nhớ các sự kiện vừa mới xảy ra gần đây và không có khả năng tiếp thu các thông tin mới.

3.2 Giai đoạn nhẹ

Bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nhẹ biểu hiện thông qua sự suy giảm trí nhớ ngày càng tăng dần và khả năng học hỏi tiếp thu kiến thức mới bị hạn chế.

Người bệnh cũng gặp khó khăn về ngôn ngữ, khó khăn về chức năng điều hành, nhận thức hoặc chức năng thực hiện các hoạt động.

Người bệnh thường quên các sự việc vừa mới diễn ra, còn các sự kiện từ xưa có thể vẫn nhớ. DO đó có thể nói Alzheimer không ảnh hưởng đến tất cả các chức năng ký ức, đặc biệt là các ký ức xưa cũ.

Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn có khả năng giao tiếp cơ bản. Những chức năng vận động như viết, vẽ, mặc quần áo đã bắt đầu khó khăn trong việc phối hợp cử động và lên kế hoạch. Tuy nhiên ở giai đoạn này người bệnh hoặc người nhà thường không để ý tới.

3.3 Giai đoạn khá nặng

Giảm khả năng tự lập, mất dẫn khả năng thực hiện các vận động sinh hoạt hàng ngày, khó khăn về diễn đạt ngôn ngữ, khả năng đọc viết giảm dần, khả năng phối hợp chuỗi cử động phức tạp cũng giảm dần, khả năng bị ngã tăng lên. Ở giai đoạn này, các vấn đề về ký ức kém dần đi và người bệnh có thể không nhận ra được người thân.

Sự thay đổi trong hành vi và tâm lý cũng rõ hơn như: đi lang thang, khó chịu, bất ổn, dễ xúc động, nổi nóng, ….

3.4 Giai đoạn nặng

Đây là giai đoạn cuối, người bệnh phải phụ thuộc toàn bộ vào người chăm sóc. Các triệu chứng ở giai đoạn khá nặng bắt đầu thể hiện rõ rệt.

Người bệnh phải nằm liệt giường, mất khả năng ăn uống, dễ bị nhiễm trùng các vết loét do nằm lâu ngày, viêm phổi,…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital