Bệnh Alzheimer điều trị qua các giai đoạn

Tham vấn bác sĩ

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng sa sút trí tuệ, tác động lớn đến hành vi, suy nghĩ của người bệnh. Hiện chưa có cách để đảo ngược quá trình tiến triển của bệnh. Song việc điều trị sớm cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu Alzheimer điều trị bằng cách nào?

1. Ai là đối tượng nguy cơ của bệnh Alzheimer

Alzheimer là bệnh phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Những người có rối loạn não bẩm sinh, bị chấn thương vùng não cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Những yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer:

– Tuổi tác

Những người cao tuổi, từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.

– Tiền sử gia đình

Người có người thân mắc bệnh Alzheimer cũng thuộc nhóm nguy cơ. Các nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra kết luận gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhưng chưa chứng minh chắc chắn cá thể mang gen có thể tiến triển thành bệnh.

– Những người từng bị chấn thương ở đầu hoặc suy giảm nhận thức mức độ nhẹ.

– Những người có lối sống thiếu lành mạnh kéo dài như:

Sử dụng chất kích thích liên tục bao gồm rượu bia, chất kích thích, hút thuốc.

Chế độ thiếu chất xơ, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ.

Ngồi nhiều, nằm nhiều, ít vận động, ít thể dục thể thao.

Thức khuya, ngủ không đủ giấc trong thời gian dài khiến não tổn thương.

– Những người trong công việc ít phải thử thách trí não, ít giao tiếp xã hội.

Trong các yếu tố trên, tuổi tác là nguy cơ được nhắc đến nhiều nhất và cũng phổ biến nhất.

Người già là nhóm bệnh nhân phổ biến nhất của bệnh Alzheimer

Người già là nhóm bệnh nhân phổ biến nhất của bệnh Alzheimer

2. Triệu chứng Alzheimer cần biết

Do bệnh Alzheimer diễn biến từ nhẹ đến nặng, trải qua trong nhiều năm nên việc chẩn đoán sớm thường bị bỏ qua. Vì thế, việc nắm bắt triệu chứng từ giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng.

2.1. Giai đoạn tiền lâm sàng

Bắt đầu từ 10-20 năm trước khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện do đó hầu hết bệnh nhân thường không được chẩn đoán ở giai đoạn này.

Dấu hiệu đầu tiên thường là giảm trí nhớ, đây là triệu chứng chính của suy giảm nhận thức mức độ nhẹ nhất. Kết quả khi khám lâm sàng cũng như trắc nghiệm trí nhớ hoàn toàn bất thường. Người bệnh cũng chưa có bất thường về tư duy cũng như sinh hoạt hàng ngày.

2.2. Giai đoạn nhẹ

– Người bệnh bắt đầu giảm trí nhớ, nhớ nhớ quên quên những việc đơn giản.

– Gặp khó khăn trong việc nói chuyện, nói quanh co, khó tìm từ để diễn đạt.

– Nhầm lẫn các vị trí quen thuộc, dễ bị lạc đường.

– Không chú ý đến trang phục, đầu tóc, mất nhiều thời gian để chuẩn bị, sửa soạn.

– Khó khăn trong việc quản lý chi tiêu, tiền nong.

– Thay đổi khí sắc, thường xuyên lo lắng, suy tư.

Alzheimer điều trị gặp khó khăn khi bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ nặng nề

Giảm trí nhớ là biểu hiện đầu tiên của bệnh, tình trạng sẽ tiến triển ngày càng nặng theo thời gian

2.3. Giai đoạn vừa

– Phần lớn bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở giai đoạn này.

Suy giảm trí nhớ nặng hơn: quên cả quá khứ, hiện tại, các dấu mốc đặc biệt.

– Không thể nói tròn câu, nói sai từ, sai nghĩa, nói lắp.

– Không thể định hướng được vị trí, quên cả đường về nhà.

– Làm sai các công việc đơn giản hàng ngày như nấu ăn, mặc quần áo.

– Tâm tính thay đổi, thường xuyên cáu gắt, bực tức hoặc rơi vào trầm tư.

– Hành vi thay đổi, làm những hành động lạ lùng.

2.4. Giai đoạn nặng

Ở giai đoạn này, người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người thân.

– Mất trí nhớ nặng, lú lẫn.

– Mất hết khả năng ngôn ngữ, không thể giao tiếp dù là một câu đơn giản.

– Không nhận ra người thân, mất hết khả năng định hướng không gian, thời gian.

– Phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc, không tự làm được hành động gì dù là đơn giản nhất.

– Kích động, trầm cảm, vô cảm, rối loạn hành vi – đều là những biểu hiện vô cùng nguy hiểm.

3. Tìm hiểu Alzheimer điều trị bằng phương pháp nào?

Bệnh Alzheimer hiện chưa thuốc đặc trị nhưng nếu được chăm sóc tận tình, nhận được sự quan tâm của người thân, bệnh sẽ tiến triển chậm hơn. Điều mà bệnh nhân Alzheimer cần nhất là sự động viên, cảm thông và săn sóc của những người bên cạnh.

Alzheimer điều trị hiện tại chỉ tập trung vào mục tiêu duy trì chức năng tâm thần, quản lý các hành vi làm chậm một số triệu chứng ví dụ mất trí nhớ. Alzheimer là căn bệnh phức tạp mà chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp.

3.1. Alzheimer điều trị bằng thuốc duy trì chức năng tâm thần

Những loại thuốc sử dụng để cải thiện và điều trị Alzheimer ở giai đoạn trung bình đến nặng. Chúng hoạt động theo cơ chế điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh, các chất hóa học truyền thông điệp giữa các tế bào thần kinh. Từ đó làm giảm triệu chứng và giải quyết một số vấn đề về bất thường trong hành vi. Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ có hiệu quả đối với một nhóm trường hợp bệnh nhân chứ không phải tất cả. Đồng thời thuốc chỉ đem lại hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định.

Alzheimer điều trị bằng thuốc

Alzheimer điều trị bằng thuốc là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay

3.2 Alzheimer điều trị bằng thuốc kiểm soát hành vi

Các hành vi phổ biến của người bệnh Alzheimer thường là:

Mất ngủ

– Đi lang thang

– Kích động

– Lo lắng

– Trở nên nóng tính

– Hung dữ

– Có xu hướng bạo lực

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để cải thiện tình trạng này bao gồm cả dùng thuốc và không dùng thuốc. Hiện nay, một số loại thuốc đang được áp dụng dành cho Alzheimer điều trị các hành vi bất thường kể trên. Công dụng là giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu và giảm bớt gánh nặng cho người chăm sóc.

3. 3. Nghiên cứu phương pháp điều trị bệnh Alzheimer mới

Nghiên cứu về bệnh Alzheimer đang không ngừng phát triển. Các nhà khoa học đang tìm cách trì hoãn, ngăn ngừa cũng như phương pháp điều trị bệnh. Chúng ta có quyền hi vọng rằng trong tương lai gần, bệnh Alzheimer hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị khả quan.

Bệnh Alzheimer âm thầm tấn công khiến người bệnh không tự nhận thức được những thay đổi trong hành vi, suy nghĩ của chính bản thân. Do đó, khi có người cao tuổi trong nhà, cần quan tâm và theo dõi nhiều hơn để phát hiện những bất thường. Ngay khi người thân có dấu hiệu lú lẫn, giảm trí nhớ nhẹ cần đưa đến khoa Nội thần kinh để được kiểm tra sức khỏe và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital