Cúm A là một bệnh lý đường hô hấp, có tốc độ lây lan cực nhanh và dễ gây ra biến chứng. Trước tỉ lệ mắc bệnh ngày một tăng, nhiều người thắc mắc liệu bệnh cúm A có nguy hiểm không và nên làm gì với bệnh lý này?
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh cúm A
Ngay từ khi xuất hiện, cúm A được xác định là một bệnh lý lây lan qua đường hô hấp và gây ra bởi các chủng của virus Cúm A như: H1N1, H5N1, H7N9. Nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi sau 5- 7 ngày điều trị tại nhà. Tuy nhiên với những đối tượng như: trẻ em, phụ nữ mang thai, người già… bệnh sẽ có nguy cơ chuyển biến nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Virus cúm A được xác định là lan truyền chủ yếu từ người bệnh sang người lành thông qua các hoạt động hàng ngày như: ho, hắt hơi, dùng chung đồ cá nhân, tiếp xúc chung món đồ vật nơi có bám virus cúm A. Vì thế, trong mùa Đông – Xuân, thời điểm dịch cúm A phát triển và lây lan cực nhanh, người bệnh nên hạn chế tới những chỗ đông người để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.
2. Bệnh virus cúm A có nguy hiểm không?
Mặc dù phần lớn người mắc bệnh cúm A có thể tự khỏi khi được điều trị đúng cách tại nhà, tuy nhiên bệnh cúm A vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Có 2 lý do chính được xác định khiến bệnh cúm A trở lên nguy hiểm gồm:
– Virus cúm A luôn luôn biến đổi hàng năm: Thực chất virus cúm A luôn biến đổi theo mỗi mùa, chính vì thế nên việc tiêm chủng cúm mùa này không có giá trị nhiều đối với việc ngăn ngừa mắc cúm mùa sau. Chính vì lý do trên mà chúng ta luôn được khuyến cáo là nên tiêm vắc xin cúm hàng năm.
– Cúm A không gây tổn thương đơn lẻ: Khi đã biến chứng, cúm A thường không gây tổn thương đơn lẻ mà người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn do phế cầu, gây viêm tai giữa, viêm phế quản phổi, viêm phế quản… đặc biệt là là ở trẻ nhỏ.
Chính vì thế không nên chủ quan trước tình trạng mắc cúm A. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu mắc bệnh cần lập tức cách ly và điều trị theo tư vấn của bác sĩ. Khi thực hiện đúng, bệnh cúm A sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng 5 tới 7 ngày.
3. Những dấu hiệu mắc cúm A dễ nhận biết
Sau khi người khỏe tiếp xúc với nguồn lây bệnh thì chỉ từ 2 tới 4 ngày, với trẻ em có thể lâu hơn, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện ban đầu như: sốt cao từ 39-40 độ C, cơ thể cảm thấy rét, nhức đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đau mỏi toàn thân, đặc biệt là phần cơ chân, tay và 2 bên sườn. Ngoài ra, sốt ít người xuất hiện thêm cả triệu chứng: sổ mũi, hắt hơi, rát họng, ho khan. Về cơ bản thì dấu hiệu mắc bệnh cúm A khá giống với cảm cúm thông thường nên nhiều người rất dễ nhầm lẫn. Đây cũng chính là lý do khiến cho bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng do không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Hiện nay việc điều trị cúm A tại nhà chỉ được khuyến cáo áp dụng với những người mới mắc bệnh, người bệnh vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường, người lớn không có bệnh lý nền. Khi điều trị tại nhà người bệnh nên được cách ly, ưu tiên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, bổ sung nhiều nước và trái cây tươi, chế độ ăn trong ngày cần đủ chất để hỗ trợ cơ thể sớm được hồi phục.
Bên cạnh đó với người bệnh là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già khi được xác định mắc cúm A nên tới bệnh viện để được thăm khám và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bởi đây là đối tượng rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh cúm A. Trong trường hợp nếu xuất hiện tổn thương, người bệnh có nguy cơ cao bị tổn thương phổi, suy đa phủ tạng… lúc này cần được áp dụng biện pháp phục hồi chuyên sâu để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bệnh cúm A có nguy hiểm không? Về cơ bản, cúm A là một bệnh lý đường hô hấp không quá nguy hiểm nhưng bệnh lại dễ gây ra những biến chứng, dễ lây lan với những người trong cùng gia đình. Vì thế nên dù là bất cứ đối tượng nào khi mắc bệnh cần tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị để sức khỏe người bệnh sớm được phục hồi trong thời gian sớm nhất.