Người bệnh bị u tuyến giáp ăn gì tốt?

Tham vấn bác sĩ

Bên cạnh phác đồ y khoa, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý u tuyến giáp. Vậy người bệnh u tuyến giáp ăn gì để hạn chế sự phát triển của khối u và củng cố sức khỏe tuyến giáp? Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. U tuyến giáp là tình trạng như thế nào?

U tuyến giáp (hay nhân tuyến giáp) là tình trạng xuất hiện nốt/ khối đặc hoặc lỏng trong mô tuyến giáp. Phần lớn các khối u này là lành tính, ít khi liên quan đến ung thư.

Ở giai đoạn đầu, u tuyến giáp hầu như không biểu hiện triệu chứng nên thường khó phát hiện. Khối u gây ra triệu chứng khi nó tăng sinh kích thước, gây chèn ép các cơ quan lân cận, khiến các hoạt động thở, nuốt gặp khó khăn… U tuyến giáp phát triển cũng khiến vùng cổ xuất hiện u cục, phình lớn gây mất thẩm mỹ.

Trong trường hợp khối u không được phát hiện có thể diễn tiến nặng gây cường giáp, biểu hiện bởi các triệu chứng như: giảm cân không rõ nguyên nhân, rối loạn nhịp tim, đổ mồ hôi, chân tay run, lo lắng, kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh, đi tiểu thường xuyên, tiêu chảy…

Khối u cũng có thể gây ra các triệu chứng giống như suy giáp như: tăng cân dù không thay đổi chế độ ăn, thường xuyên mệt mỏi, da và tóc khô, tê và ngứa tại các chi, kinh nguyệt ra nhiều và thường xuyên…

Đến nay, nguyên nhân gây u tuyến giáp vẫn chưa biết, tuy nhiên nó có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ như: thiếu hụt hoặc thừa i-ốt, ảnh hưởng của bức xạ ion hóa, hội chứng chuyển hóa, béo phì, thói quen hút thuốc, uống rượu bia, bệnh u xơ tử cung…

Tuyến giáp là tuyến nội tiết hình bướm, nằm ở vùng cổ trước, ngay trên xương ức.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết hình bướm, nằm ở vùng cổ trước, ngay trên xương ức.

2. Người bệnh bị u tuyến giáp nên ăn gì?

“Người bệnh mắc u tuyến giáp nên ăn gì?” luôn là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh. Sau đây là các loại thực phẩm bác sĩ Nội tiết gợi ý người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn nhằm củng cố sức khỏe tuyến giáp.

2.1 Bị u tuyến giáp ăn gì tốt – Thực phẩm giàu i-ốt

I-ốt là thành phần quan trọng giúp tổng hợp hormone tuyến giáp. Thiếu i-ốt là một trong những tác nhân phổ biến gây u tuyến giáp. Bằng cách bổ sung i-ốt vào chế độ ăn hàng ngày, có thể giúp cân bằng, kích thích giải phóng các nội tiết tố cần thiết, hạn chế sự hình thành và phát triển của khối u. Từ đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất hormone tuyến giáp diễn ra hiệu quả. Một số thực phẩm giàu i-ốt bạn có thể sử dụng như: muối tinh, rong biển, sữa, táo….

Tuy nhiên đối với những khối u gây triệu chứng cường giáp hoặc người bệnh đang điều trị bệnh bằng phương pháp iod phóng xạ, việc thêm vào bữa ăn các thực phẩm giàu i-ốt cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh u tuyến giáp ăn gì tốt - rong biển.

Người bệnh u tuyến giáp ăn gì tốt – rong biển.

2.2 Rau xanh

Các loại rau lá xanh như rau diếp, rau bina… là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều magie và các khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, trong đó có các hoạt động của tuyến giáp. Cơ thể được bổ sung đủ magie cũng hạn chế được những ảnh hưởng từ các triệu chứng của bệnh u tuyến giáp như: mệt mỏi, nhịp tim không đều, đau nhức cơ…

Riêng người bệnh mắc u tuyến giáp có các triệu chứng như suy giáp cần chú ý trong tiêu thụ các loại rau họ cải vì isothiocyanates có trong loại rau này có thể hạn chế việc hấp thụ i-ốt. Người bệnh cần nấu chín rau cải để giúp phân hủy isothiocyanates không tốt cho sức khỏe tuyến giáp.

2.3 Các loại trái cây tươi, quả mọng

Cung cấp nguồn vitamin, chất chống oxy và khoáng chất hóa dồi dào cho cơ thể. Điều này giúp tăng cường khả năng miễn dịch chung, giúp cơ thể chống lại bệnh tật, trong đó có bệnh u tuyến giáp. Các loại quả như: cà chua, dứa, cam, dưa hấu, bí đao… có thể mang lại những tác dụng tốt đối với sức khỏe khi được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

2.4 Các loại hải sản

Hải sản chứa nhiều vi chất như kẽm, i-ốt, omega 3, vitamin A,B… là nguồn thực phẩm giúp tuyến giáp của bạn khỏe mạnh. Người bệnh mắc u tuyến giáp nên ăn từ 2-3 bữa hải sản một tuần, ưu tiên các loại cá được đánh bắt tự nhiên, có nhiều dầu như cá ngừ, cá thu, cá trích…

2.5 Bị u tuyến giáp ăn gì – Các loại hạt

Nguồn protein thực vật, các vi chất (magie, kẽm, đồng) và các vitamin (E,B) từ các loại hạt có thể giúp tuyến giáp của bạn hoạt động tốt hơn. Một số loại hạt mà người bệnh mắc u tuyến giáp nên bổ sung bao gồm: hạt điều, hạnh nhân, hạt bí, óc chó, macca…

2.6 Thịt hữu cơ (thịt sạch)

Quá trình chăn nuôi, chế biến đạt chuẩn, không sử dụng hóa chất là yếu tố chính khiến thịt hữu cơ là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe, bao gồm sức khỏe tuyến giáp. Thịt hữu cơ cung cấp nhiều protein, giúp cơ bắp chắc khỏe, hạn chế những ảnh hưởng như mệt mỏi, đau nhức cơ… gây ra do bệnh lý u giáp.

2.7 Trứng

Lòng trắng trứng chứa nhiều chất béo và calo, trong khi lòng đỏ chứa hàm lượng i-ốt và selen dồi dào. Đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh, trong đó có bệnh nhân u tuyến giáp. So với chiên, rán, luộc trứng là cách chế giúp bảo toàn được tối đa hàm lượng dinh dưỡng trong trứng.

3. Lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh u tuyến giáp

Bên cạnh các thực phẩm nên ăn giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp, bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh mắc u tuyến giáp cần hạn chế một số loại thực phẩm có thể làm tăng nặng các triệu chứng bệnh như: đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nước có ga, đồ ăn quá nhiều đường….

Người bệnh ngoài chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng cần có kế hoạch thăm khám, kiểm tra tuyến giáp thường xuyên để theo dõi sự phát triển của khối u tuyến giáp. Việc đi khám định kỳ cũng giúp bác sĩ đánh giá chế độ sinh hoạt, ăn uống của bạn để đưa ra những tư vấn dinh dưỡng chi tiết.

Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín giúp chẩn đoán, điều trị các bệnh lý tuyến giáp.

Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín giúp chẩn đoán, điều trị các bệnh lý tuyến giáp.

Hy vọng, thông qua bài viết này bạn đã biết được đáp án trả lời cho câu hỏi người bệnh u tuyến giáp ăn gì là tốt nhất. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng sẽ hỗ trợ người bệnh đắc lực trong quá trình điều trị hoặc hồi phục từ bệnh lý.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital