Nguyên nhân gây bệnh u tuyến giáp và triệu chứng 

Tham vấn bác sĩ

U tuyến giáp là căn bệnh thường gặp, tuy nhiên đa phần các trường hợp u tuyến giáp là lành tính, chỉ khoảng 10% có thể tiến triển thành ung thư. Tuy vậy, việc xác định được nguyên nhân gây u tuyến giáp và triệu chứng cũng rất quan trọng giúp quá trình điều trị được sớm và đạt hiệu quả cao.

1. U tuyến giáp được giải thích như thế nào?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể, nằm ở hai bên trước cuống cổ và có hình dáng giống cánh bướm. Đây là bộ phận có chức năng sản sinh và giải phóng hormon giáp T3 và T4, các hormon này có chức năng kiểm soát quá trình trao đổi, chuyển hóa của nhiều cơ quan khác trong cơ thể người.

U tuyến giáp hay nhân tuyến giáp, là khi xuất hiện những khối hoặc nốt đặc ở trong tuyến giáp. Điều này gây mất thẩm mỹ, khiến cổ trước bị to lên và còn gây ra nhiều thay đổi trong hoạt động của tuyến giáp.

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh u tuyến giáp chiếm tới hơn 10% tổng số các bệnh lý liên quan đến cơ quan này. Đặc biệt, nữ giới có tỷ lệ u tuyến giáp cao hơn so với nam giới. Hầu hết các u này không nghiêm trọng và không có quá nhiều biểu hiện. Có thể phát hiện ra u tuyến giáp khi bệnh nhân thăm khám sức khỏe định kỳ, siêu âm,..

Hình ảnh mô tả u tuyến giáp ở người - tuyến giáp và triệu chứng

Hình ảnh mô tả u tuyến giáp ở người

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng u tuyến giáp ở người

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh, cho đến nay chưa được khẳng định rõ, tuy nhiên có thể nhắc đến một số yếu tố tăng nguy cơ:

2.1. Yếu tố di truyền

Bệnh nhân u tuyến giáp có thể là do di truyền từ người thân trong gia đình đã từng bị u tuyến giáp.

2.2. Người tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, phóng xạ độc hại

Bệnh nhân có thể bị u tuyến giáp sau thời gian dài tiếp xúc với các chất phóng xạ, các chất độc hại. Tuyến giáp lúc này bị ảnh hưởng dẫn đến nhiều sự thay đổi gây ra u tuyến giáp. Bởi vậy, nhóm người sinh sống, lao động trong môi trường bị nhiễm phóng xạ hoặc nhiều hóa chất độc hại có nguy cơ rất cao bị u tuyến giáp.

U tuyến giáp có thể là hệ quả của ô nhiễm môi trường sống

U tuyến giáp có thể là hệ quả của ô nhiễm môi trường sống

2.3. Những thói quen trong ăn uống và sinh hoạt có thể gây ra u tuyến giáp

Giữa dinh dưỡng và bệnh u tuyến giáp cũng có một số mối liên hệ. Khi chế độ ăn uống không đủ chất, đặc biệt là i ốt, tuyến giáp ở người bệnh cũng không đủ dinh dưỡng để hoạt động bình thường. Đây cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh u tuyến giáp.

Ngược lại, nếu bệnh nhân ăn quá nhiều thực phẩm chứa i ốt, nhân tuyến giáp cũng phát triển quá mức, hoạt động mạnh và cũng gây ra nguy cơ các bệnh về tuyến giáp.

2.4. Do sức đề kháng của cơ thể giảm, sức khỏe suy yếu

Đối với bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể trở nên mệt mỏi, yếu ớt,.. thì các tác nhân có thể tấn công các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp.

Ngoài các yếu tố trên, bệnh u tuyến giáp có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bệnh béo phì, hội chứng tự chuyển hóa,..

Nhìn chung, ngày nay số lượng bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến tuyến giáp tăng mạnh bởi thói quen ăn uống, chất lượng môi trường sống.

3. Những triệu chứng của bệnh u tuyến giáp biểu hiện như thế nào?

Hầu hết các triệu chứng bệnh không rõ ràng, tuy nhiên khi các khối u to lên có thể gây ra một số biểu hiện như: Tuyến giáp tăng kích thước, cổ người bệnh phồng to gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng liên quan đến đường thở do khối u này phát triển to lên và gây chèn ép hô hấp. Các bộ phận như dây thanh, khí quản,.. bị chèn lên khiến bệnh nhân khàn tiếng và khó thở.

Ngoài ra, một số biểu hiện khác như sau:

3.1. U tuyến giáp và triệu chứng cường giáp

Đối với bệnh nhân bị u tuyến giáp, có thể các triệu chứng biểu hiện của cường giáp: Bệnh nhân giảm cân nhiều, đột ngột. Ngoài ra, tình trạng tăng tiết mồ hôi và run tay, run chân có thể xuất hiện. Bệnh nhân cũng có thể bị suy nhược cơ thể và mệt mỏi,..

Ở một số người khác bị u tuyến giáp, ghi nhận gặp tình trạng rối loạn nhịp tim, kèm theo tình trạng kinh nguyệt ở phụ nữ không đều. Bệnh nhân thường xuyên mất ngủ, khó ngủ,.

3.2. U tuyến giáp và triệu chứng suy giáp

Một số bệnh nhân gặp các triệu chứng của suy giáp như bị tăng cân rất nhanh, người mệt mỏi, chân tay thường bị tê và ngứa. Tóc và da của bệnh nhân thường bị khô, ngoài ra bệnh nhân thường đối mặt với tình trạng táo bón, bị trầm cảm,…

4. U tuyến giáp và triệu chứng: Chẩn đoán và điều trị ra sao?

4.1. Chẩn đoán bệnh u tuyến giáp như thế nào?

Với sự phát triển của y học hiện nay, có thể chẩn đoán u tuyến giáp thông qua một số phương pháp sau đây:

– Rà soát tiền sử bệnh lý của cá nhân và các thành viên trong gia đình

– Thực hiện các siêu âm để phát hiện nhân giáp, chọc hút để chẩn đoán xem u đó là u lành hay ác tính.

– Có thể thực hiện bằng chụp CT tuyến giáp, tiến hành MRI, xạ hình tuyến giáp để phát hiện bệnh. Nếu phát hiện u thì có thể tiến hành chọc tế bào nhân để sàng lọc ung thư.

Với bệnh nhân u tuyến giáp, sau khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ dựa vào tình hình thực tế của ca bệnh để chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

4.2. Điều trị u tuyến giáp bằng các phương pháp nào?

Hiện nay, có một số phương pháp điều trị u tuyến giáp rất phổ biến như sau:

– Điều trị bằng thuốc kháng giáp và bổ sung các hormone cần thiết: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc giúp bổ sung hormone thiếu hụt do bệnh u tuyến giáp gây ra. Từ đó, các triệu chứng sẽ được kiểm soát tốt hơn.

– Điều trị bằng phẫu thuật: Trong trường hợp u tuyến giáp đã lớn hơn, các áp lực đặt lên cơ quan khác cũng lớn hơn thì phẫu thuật loại bỏ là cần thiết. Thông thường, các bác sĩ sẽ thực hiện bằng nội soi để hạn chế sẹo và giúp chăm sóc bệnh nhân dễ dàng hơn.

– Điều trị bằng đốt sóng cao tần RFA: Phương pháp điều trị hiện đại hơn cả và cũng đang rất phổ biến. Phương pháp này sử dụng kim mỏng để siêu âm và xác định vị trí của u. Sau đó, sóng cao tần sẽ giúp đốt cháy u qua nhiệt độ cao.

Ngoài ra, mỗi người cần có biện pháp phòng ngừa căn bệnh này bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế rượu bia thuốc lá. Ngoài ra, hãy đảm bảo i ốt ở mức đủ và hạn chế sử dụng thuốc tránh thai.

I ốt là nguyên tố quan trọng đối với tuyến giáp

I ốt là nguyên tố quan trọng đối với tuyến giáp

Trên đây là những thông tin giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về bệnh u tuyến giáp và triệu chứng, cũng như cách chẩn đoán, điều trị căn bệnh này. Hãy đến thăm khám bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh u tuyến giáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital