Tầm soát ung thư sớm có ý nghĩa quan trọng giúp phát hiện các bệnh lý ác tính ở giai đoạn đầu, giúp kéo dài cuộc sống con người và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư.
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng của tầm soát ung thư sớm
Theo số liệu của Tổ chức Ung thư toàn cầu, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và có 94.000 bệnh nhân ung thư tử vong. Trung bình mỗi ngày nước ta có 257 ca tử vong vì ung thư. Căn bệnh này xếp thứ 4 trong bảng xếp hạng các nguyên nhân gây tử vong tại Việt Nam, cao gấp 9 lần so với tỷ lệ tử vong vì tai nạn giao thông. Sự nguy hiểm của ung thư càng đáng sợ hơn khi ba loại ung thư thường gặp ở Việt Nam là phổi, gan, dạ dày. Đây đều là những bệnh lý có tiên lượng xấu, diễn tiến nhanh và khó phát hiện ở những giai đoạn đầu.
Mặt khác, tỷ lệ chữa khỏi ung thư sẽ lên tới 90% nếu được phát hiện ở những giai đoạn đầu. Chính vì thế, việc tầm soát ung thư sớm đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện bệnh và kéo dài cuộc sống của người bệnh.
Vậy khái niệm “sớm” trong tầm soát ung thư là gì? Đó là khi phát hiện bệnh vào thời điểm tổ chức ung thư còn rất nhỏ và chưa di căn hay xâm lấn ra xung quanh, chưa có biểu hiện bệnh lý ra bên ngoài hoặc có biểu hiện với ít triệu chứng nghiêm trọng. Khi đó, chúng ta chỉ cần loại bỏ tổ chức ung thư đi là việc điều trị đã đạt thành công khoảng 80%.
2. Độ tuổi có thể thực hiện tầm soát ung thư
Nhìn chung tất cả mọi người đều có khả năng bị ung thư. Vậy nên khám tầm soát ung thư là phương pháp y khoa dành cho tất cả mọi người, thậm chí cả trẻ nhỏ. Với công nghệ hiện đại, việc tầm soát ung thư đã có thể được thực hiện trên mọi bộ phận cơ thể và được hạn chế tối đa tác động tiêu cực tới người khám bệnh. Đặc biệt, nếu trong gia đình bạn đã có người từng mắc ung thư thì bạn càng cần phải cảnh giác và tầm soát ung thư càng sớm càng tốt.
Dưới đây là một số khuyến cáo tầm soát ung thư theo độ tuổi mà bạn có thể tham khảo:
Độ tuổi | Nam giới | Nữ giới |
21 – 29 |
|
|
30 – 39 |
|
|
40 – 49 |
|
|
50 – 64 |
|
|
65 trở lên |
|
|
Ngoài ra, tùy theo thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình người khám bệnh mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số kiểm tra chuyên sâu để rà soát các loại ung thư có nguy cơ cao.
3. Phương pháp tầm soát ung thư
Hiện nay có nhiều phương pháp tầm soát ung thư và được áp dụng cho từng bộ phận trong cơ thể. Các phương pháp có mức chi phí khác nhau và kèm theo đó là độ chính xác cũng có mức chênh lệch tương ứng.
3.1. Phương pháp lâm sàng trong tầm soát ung thư sớm
Phương pháp này bao gồm các kiểm tra lâm sàng đơn thuần thông qua việc nhìn, sờ, gõ, nghe… để phát hiện dấu hiệu bất thường của cơ thể. Nhược điểm của khám lâm sàng là tỷ lệ bỏ sót ung thư rất cao nhưng vẫn có giá trị sàng lọc đối với những ung thư đã có biểu hiện bên ngoài.
Những dấu hiệu như khối sưng dưới da, nổi hạch ngoại vi, đột ngột giảm cân, cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa kéo dài, ho dai dẳng, khàn tiếng kéo dài, thay đổi màu sắc da… là những dấu hiệu nên được chú tâm. Bạn cũng có thể chủ động phát hiện ung thư bằng phương pháp lâm sàng ngay tại nhà thông qua việc quan sát sự thay đổi bất thường của cơ thể. Tuy vậy, để có thể chẩn đoán chính xác bệnh ung thư, các bác sĩ cần có thêm nhiều cơ sở khác từ những kết quả khám cận lâm sàng.
3.2. Phương pháp cận lâm sàng trong tầm soát ung thư sớm
Phương pháp cận lâm sàng bao gồm nhiều kiểm tra chuyên sâu, tương thích với việc khám từng bộ phận cơ thể. Thông thường, dựa trên kết quả sàng lọc lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định danh mục kiểm tra phù hợp để tầm soát ung thư.
– Chụp X-quang: Một khối u có kích thước 1cm đã có thể phát hiện trên phim X-quang. Phương pháp này có thể áp dụng để tầm soát ung thư phổi, ung thư xương.
– Siêu âm: Phương pháp siêu âm thường được chỉ định để tầm soát ung thư gan và thận. Sóng siêu âm không gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể nên bạn có thể yên tâm thực hiện tầm soát theo phương pháp này 2 lần/năm.
– Nội soi: Ở đây chúng tôi muốn đề cập tới phương pháp nội soi bằng ống soi mềm NBI. Thông qua việc sử dụng bước sóng hẹp, phương pháp này cho kết quả hiển thị chính xác hơn so với nội soi thường và có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn các dấu hiệu bất thường ở đại trực tràng hay dạ dày. Tại một số bệnh viện thì bệnh nhân còn được hỗ trợ gây mê toàn thân, giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu trong quá trình siêu âm.
– Xét nghiệm máu: Khác với các xét nghiệm máu trong khám sức khỏe thông thường, để tầm soát ung thư, bác sĩ kết hợp các chất chỉ điểm ung thư để có thể xác định được tế bào ung thư trong cơ thể. Khi bạn nghi ngờ bản thân bị khối u ở cơ quan nào thì bác sĩ sẽ lấy máu xét nghiệm ở cánh tay và thực hiện xét nghiệm với chất chỉ điểm tương ứng.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp tầm soát ung thư với nhiều ưu điểm, được các chuyên gia đánh giá cao vì kết quả hiển thị hình ảnh chất lượng, có thể thực hiện với nhiều bộ phận trên cơ thể và an toàn đối với người khám bệnh.
– Chụp CT: Phương pháp này có thể phát hiện tổn thương nhỏ ở giai đoạn sớm và áp dụng được với nhiều bộ phận quan trọng trên cơ thể. Đối tượng phổ biến được khuyến cáo sử dụng phương pháp là nhóm lớn hơn 50 tuổi.
Tầm soát ung thư sớm có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, hiện nay người Việt Nam có thói quen có bệnh thì mới đi khám, chưa chủ động khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ. Điều này khiến bệnh ung thư thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao. Vì thế, chúng ta cần sớm tạo dựng thói quen khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ.