Tình trạng mất ngủ không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà ngày càng gặp nhiều ở giới trẻ. Nhiều người than phiền giấc ngủ bị ngắt quãng, không ngủ được (mất ngủ), trằn trọc khó đi vào giấc ngủ. Nếu không được xử trí kịp thời và hiệu quả, mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Muốn trị mất ngủ cần tìm chính xác nguyên nhân, bài viết dưới đây sẽ “bật mí” giúp bạn những nguyên nhân chính gây mất ngủ.
Menu xem nhanh:
1. Cần phân biệt được mất ngủ cấp tính hay mạn tính
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ nhưng không phải ai bị mất ngủ cũng là bệnh.
Mất ngủ cũng có mất ngủ cấp tính (mất ngủ ngắn hạn) và mất ngủ mạn tính (mất ngủ dài hạn hay còn gọi là mất ngủ lâu năm hoặc mất ngủ kinh niên).
Để so sánh về tác hại của chứng mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần thì mất ngủ mạn tính gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sức khỏe và khó điều trị hơn mất ngủ ngắn hạn (cấp tính).
Còn mất ngủ cấp tính có biểu hiện rầm rộ hơn. Nếu được phát hiện và trị mất ngủ hiệu quả có thể khỏi và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng nếu không được phát hiện sớm hay chủ quan không điều trị thì mất ngủ cấp tính sẽ dẫn đến ngủ mạn tính và điều này khiến việc điều trị trở nên khó hơn, dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.
Mặc dù vậy, nhiều người vẫn chưa thể phân biệt được thế nào là mất ngủ cấp tính và thế nào là mất ngủ mạn tính.
– Mất ngủ cấp tính (mất ngủ ngắn hạn) là tình trạng mất ngủ không quá 1 tháng và không để lại ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe.
– Mất ngủ mạn tính (mất ngủ kinh niên) là tình trạng mất ngủ xảy ra ít nhất 3 đêm mỗi tuần và lặp lại liên tục ít nhất từ 1 tháng trở lên.
2. Nguyên nhân gây mất ngủ cấp tính và mạn tính
2.1 Nguyên nhân gây mất ngủ cấp tính
Nếu như mất ngủ cấp tính chủ yếu do nguyên nhân từ một sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như: mất người thân, người thân mắc bệnh nặng, thay đổi công việc, kinh doanh thua lỗ, lịch làm việc thường xuyên thay đổi, đợt ốm cấp tính,… Chính sự căng thẳng là yếu tố làm tăng sinh gốc tự do, làm tổn thương thành mạch, thiếu máu lên não và dẫn đến rối loạn giấc ngủ, điển hình là mất ngủ.
Mất ngủ cấp tính nếu được phát hiện sớm và giải quyết, các triệu chứng thường biến mất, đôi khi có thể tự biến mất.
2.2 Nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính
Mất ngủ mạn tính do nhiều nguyên nhân, ngoài sự căng thẳng về tâm lý thì người bị mất ngủ mạn tính có thể gặp các yếu tố về bệnh lý như: cao huyết áp, hen suyễn, thoái hóa khớp, đau dạ dày, sỏi thận, đau đầu,… Phòng ngủ quá sáng, quá ồn hoặc chật trội; chế độ ăn uống không hợp lý; rối loạn nội tiết,…
Cần đi khám càng sớm càng tốt để có biện pháp can thiệp kịp thời, giảm các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: trầm cảm, suy giảm trí nhớ (sa sút trí tuệ), rối loạn tâm thần, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
3. Muốn trị mất ngủ cấp tính hay mạn tính cần làm gì?
3.1 Trị mất ngủ bằng thuốc
Muốn trị mất ngủ cấp tính hay mạn tính bên cạnh việc sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng cần tìm đúng nguyên nhân. Khi nguyên nhân gây mất ngủ được giải quyết thì các triệu chứng mất ngủ sẽ giảm dần và có thể dứt điểm.
Đặc biệt, những người đang mắc các bệnh lý mạn tính khác như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, não – thần kinh, trầm cảm,… cần điều trị và kiểm soát hiệu quả.
3.2 Trị mất ngủ bằng việc xây dựng chế độ ăn, uống, tập luyện
Nhưng nếu bạn chủ quan không tuân thủ chế độ ăn uống, dùng thuốc và nghỉ ngơi thì chứng mất ngủ vẫn có thể tiếp diễn trở lại gây khó khăn cho việc điều trị.
Vì vậy muốn trị mất ngủ hiệu quả bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc theo bác sĩ kê đơn thì việc cải thiện chế độ ăn, uống, tập luyện, ngủ nghỉ sao cho hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần cải thiện triệu chứng mất ngủ và loại bỏ những nguyên nhân tác động gây mất ngủ.
4. Cải thiện giấc ngủ cho người bị mất ngủ
Theo các chuyên gia, người bệnh nên cải thiện chất lượng giấc ngủ ngay từ khi phát hiện những rối loạn giấc ngủ đầu tiên.
Việc đầu tiên bạn nên làm là xây dựng nhịp sinh học của giấc ngủ một cách điều độ bằng cách: đi ngủ và thức dậy vào cùng một khung giờ cố định mỗi ngày (ví dụ đi ngủ lúc 23 giờ và sáng hôm sau tỉnh dậy và lúc 6 giờ) tất cả các ngày trong tuần. Không nên “ngủ nướng” và cuối tuần vì điều này dễ khiến nhịp sinh học của giấc ngủ bị thay đổi.
Từ bỏ các thói quen mà bạn đang làm mỗi tối như: xem tivi, điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ; ăn quá no hoặc sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ.
Phòng ngủ cần bố trí sao cho sạch sẽ, thoáng mát và mùa hè và ấp áp vào mùa đông, yên tĩnh, ánh sáng phù hợp, tạo sự thoải mái nhất có thể.
Dinh dưỡng đúng góp phần rất lớn trong việc cải thiện và xây dựng giấc ngủ tốt, góp phần trị mất ngủ. Bữa ăn nên giàu chất xơ, magie, tryptophan, ít chất béo bão hòa như thịt gà, cá, lòng trắng trứng, rau bina (rau cải), bánh mù nguyên cám, ngũ cốc, gạo lứt,… sẽ có lợi cho não bộ. Nên bổ sung các loại quả/hạt tốt cho trí não như việt quất, óc chó, macca, hạt điều, hạnh nhân,…
Tập luyện giúp cơ thể thoải mái, tinh thần cũng sảng khoái hơn dễ đi vào giấc ngủ. Bạn không nên tập quá sức, mỗi ngày nên tập ít nhất 30 phút, 5 ngày một tuần lựa chọn các bài tập phù hợp như đạp xe, bơi lội, chạy bộ, yoga, thiền,…
Nếu như áp dụng cách trị mất ngủ trên mà vẫn không thấy tình trạng mất ngủ được cải thiện, nên đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra và tư vấn điều trị. Tuyệt đối không nên tự ý lạm dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, bởi nếu dùng không đúng cách có thể làm phá vỡ chu kỳ thức – ngủ tự nhiên, gây lệ thuộc vào thuốc và làm tăng nguy cơ mất ngủ mạn tính.