Mổ ruột thừa nên ăn rau gì là một trong rất nhiều câu hỏi liên quan đến chế độ dinh dưỡng được người bệnh mổ viêm ruột thừa quan tâm. Chế độ dinh dưỡng sau mổ ruột thừa rất quan trọng, giúp người bệnh phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp sau phẫu thuật, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhanh chóng hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Menu xem nhanh:
1. Mổ ruột thừa nên ăn rau gì?
1.1. Một số lưu ý cho ngày đầu sau mổ ruột thừa
Sau khi mổ viêm ruột thừa nên có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Đặc biệt cần phải cân bằng giữa các nhóm chất để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Những ngày đầu sau mổ, tốt nhất nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, soup, phở, mỳ, bún… Những ngày tiếp theo có thể ăn cơm nát và chuyển dần sang chế độ ăn uống bình thường khi sức khỏe ổn định.
– Người bệnh sau mổ viêm ruột thừa được khuyên nên ăn nhiều rau củ quả để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
1.2. Sau mổ ruột thừa nên ăn rau gì?
Vậy, mổ ruột thừa nên ăn rau gì? Người bệnh nên ăn các loại rau lá xanh như:
+ Rau mồng tơi, rau ngót, rau đay, bông cải xanh, rau bina, rau cải non…
+ Các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, bí đao, củ cải, khoai tây, khoai lang… cũng rất tốt cho người bệnh.
Lưu ý: Khi chế biến nên cắt rau nhỏ, nấu chín mềm và ăn khi còn ấm, không nên ăn khi thức ăn còn quá nóng hoặc đã quá nguội.
– Các loại trái cây tốt cho bệnh nhân mổ viêm ruột thừa gồm:
+ Cam, táo, nho, đu đủ chín, chuối chín, lê, dưa hấu…
+ Trái cây tươi giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của người bệnh.
– Để tăng cường sức khỏe sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao như:
+ Thịt nạc, thịt gà bỏ da
+ Thịt bò, trứng, sữa, cá biển…
2. Những thực phẩm không nên ăn sau mổ ruột thừa
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh sau khi mổ viêm ruột thừa nên tránh và hạn chế ăn các thực phẩm dưới đây:
- Đồ ăn chua, cay, nóng như tỏi, ớt, tiêu, giấm…
- Đồ ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, đồ ăn chiên rán, xào nhiều dầu mỡ…
- Đồ ăn khó tiêu hóa như xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói, thịt đóng hộp, pizza…
- Chất kích thích: Rượu bia, nước có ga, cà phê, trà đặc, thuốc lá…
- Bánh kẹo ngọt…
Người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ để xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học, đủ chất giúp nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh nên vận động thường xuyên và đúng cách. Duy trì tâm trạng vui vẻ thoải mái, ngủ đủ giấc. Tuân thủ đúng những chỉ định điều trị và chăm sóc của bác sĩ.