Bước chụp CT trong khám tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện những tổn thương ở vùng phổi một cách chính xác mà những thiết bị khác khó có thể chẩn đoán được. Nhờ hiệu quả vượt trội này, bạn hoàn toàn yên tâm thực hiện tầm soát ung thư để biết rằng cơ thể có đang khỏe mạnh hay không, kịp thời có hướng điều trị khi phát hiện bệnh ngay từ thời điểm khởi phát.
Ung thư phổi đứng đầu trong những căn bệnh ung thư trên toàn thế giới. Riêng Việt Nam, mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp tử vong do mắc bệnh ung thư phổi và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, ung thư phổi dễ xuất hiện từ môi trường sống và thói quen không lành mạnh trong sinh hoạt đời thường như: hút thuốc, ăn uống không khoa học,…
Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi giai đoạn đầu là ho kéo dài, khó thở, đau ngực – những triệu chứng thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Nếu chủ quan và không đi tầm soát ung thư sớm, bệnh sẽ tiến triển âm thầm và khi vào giai đoạn muộn sẽ phải đối mặt với “án tử”.
Hiện nay, với công nghệ tiên tiến, hiện đại, kỹ thuật chụp CT phổi được sử dụng rộng rãi với kết quả cho ra chính xác, giúp bác sĩ nhận biết và kết luận có mắc ung thư phổi hay không. Vậy, chụp CT phổi là gì và kỹ thuật này quan trọng như thế nào trong việc tầm soát ung thư?
Menu xem nhanh:
1. Chụp CT là gì và có quan trọng không
Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT) là kỹ thuật sử dụng máy chụp CT có phát ra những chùm tia X quét qua phổi. Đồng thời kết hợp với máy tính để đem lại những hình ảnh 2D, 3D nhằm xác định tình trạng của phổi. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ cũng có thể biết được chính xác số lượng, vị trí, mức độ tổn thương của phổi, dù là nhỏ nhất
Trong quá trình tầm soát ung thư có rất nhiều kỹ thuật được thực hiện như: chụp cộng hưởng từ MRI, chụp X-quang,…nhưng đều không giúp phán đoán chính xác về phổi. Chỉ duy nhất kỹ thuật chụp CT phổi mới có khả năng xác định được các đám mờ ở phổi. Đặc biệt, kỹ thuật này còn có thể dùng thuốc cản quang nếu muốn làm rõ hơn các hình ảnh, kết quả thu được.
2. Cần chuẩn bị những gì khi chụp CT phổi
Thực hiện tầm soát ung thư phổi nên trở thành thói quen trong các hoạt động bảo vệ sức khỏe, bởi đây là cách duy nhất giúp biết được phổi có đang gặp vấn đề gì hay không, những điều bất thường nào đang xảy ra mà bản thân không hề hay biết,…Đối với lần đầu thực hiện tầm soát ung thư, sẽ không tránh khỏi những mơ hồ, thắc mắc về quá trình, về phương thức, đặc biệt là những lưu ý khi thực hiện chụp CT phổi.
2.1 Trước khi chụp CT trong gói khám tầm soát ung thư phổi
Tuy là giai đoạn đầu nhưng lại có rất nhiều việc phải chuẩn bị và ghi nhớ thật kỹ trước khi tiến hành phương pháp chụp CT. Bởi nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thăm khám cuối cùng. Do vậy, hãy:
- Tìm hiểu, tham khảo các nguồn thông tin đáng tin cậy về ưu điểm/nhược điểm của chụp CT
- Lựa chọn địa chỉ uy tín, được nhiều người đánh giá cao
- Cung cấp đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang dùng với bác sĩ thăm khám để được tư vấn kỹ nhất
- Ít nhất 4-6 tiếng cần nhịn ăn trước khi tiêm thuốc cản quang (nếu có chỉ địnhh)
- Chuẩn bị câu hỏi nếu còn thắc mắc hay chưa rõ về phương pháp chụp để bác sĩ giải đáp cụ thể nhất
2.2 Trong khi chụp CT
Thời gian chụp CT sẽ diễn ra rất nhanh chóng, dễ dàng và có kết quả tốt nhất nếu bạn lưu ý một vài điều cơ bản sau:
- Mặc đồ thoải mái, dễ chịu
- Không đeo những vật dụng, trang sức làm bằng kim loại trong suốt quá trình chụp
- Làm theo các hướng dẫn của bác sĩ về thay đổi tư thế, nín thở, giữ nguyên cơ thể,…
- Giữ tâm lý thoải mái, ổn định
Thay vì lo lắng, hồi hộp, hãy thả lỏng cơ thể, và tuân theo những chỉ dẫn, quy định của bác sĩ thực hiện kỹ thuật chụp CT cho mình.
2.3 Sau khi chụp CT trong gói khám tầm soát ung thư phổi
Khoảng thời gian chờ đợi kết quả sau khi mới thực hiện chụp CT phổi cũng có những lưu ý nhất định:
- Đối với trường hợp tiêm thuốc cản quang khi chụp CT, cần kiểm tra, theo dõi cơ thể xem có điều gì bất thường không. Nếu có cần báo lại cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời
- Ngồi chờ nhận kết quả và quay lại phòng khám ban đầu để lắng nghe kết luận từ bác sĩ
- Đón nhận kết quả với tâm thế thật bình tĩnh. Nếu kết quả tốt, cần duy trì thói quen tầm soát ung thư phổi định kỳ để bảo vệ sức khỏe, chú trọng hơn chế độ ăn uống và tránh xa các chất kích thích như: thuốc lá, bia rượu,… Nếu được chẩn đoán mắc ung thư phổi ở giai đoạn đầu, cần phối hợp với bác sĩ trong phương hướng điều trị để ngăn chặn sự tiến triển của ung thư.
3. Trường hợp nào không được khuyến nghị chụp CT phổi
Tương tự với kỹ thuật chụp X-quang, chụp CT phổi cũng sử dụng tia X nên phụ nữ đang mang thai hay cho con bú nên tránh thực hiện phương pháp này bởi tia X không hề tốt với thai nhi và trẻ nhỏ. Nếu thuộc trường hợp này, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và có hướng thực hiện đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng được khuyến nghị không nên thực hiện kỹ thuật này nếu không có chỉ định của bác sĩ gồm:
- Người có tiền sử bệnh lý: hen suyễn, tim mạch, tiểu đường,…
- Người mắc bệnh suy thận nặng
- Người bị dị ứng với thuốc cản quang
Để chắc chắn, trong quá trình khám lâm sàng, hãy trao đổi thẳng thắn với bác sĩ về thông tin sức khỏe, về tiểu sử bệnh lý,… để đảm bảo việc thực hiện tầm soát ung thư được diễn ra an toàn tuyệt đối.
Khám tầm soát ung thư phổi với kỹ thuật chụp CT đang góp phần không nhỏ trong việc ngăn chặn, giảm thiểu tỷ lệ căn bệnh ung thư phổi. Kết hợp với ý thức sức khỏe, sự chủ động của bản thân mỗi người, chắc chắn căn bệnh nguy hiểm này sẽ không có cơ hội bước vào phá hủy cơ thể chúng ta được. Không những thế, chuẩn bị thật tốt tâm lý, kiến thức về tầm soát ung thư giúp quá trình thăm khám diễn ra nhanh – gọn và đạt được hiệu quả cao nhất