Giải đáp thắc mắc của rất nhiều người đó là lúc đau dạ dày nên làm gì, không nên làm gì sẽ giúp người bệnh thoải mái hơn và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả?
Menu xem nhanh:
1. Lúc đau dạ dày nên làm gì?
1.1. Nên uống 1 cốc nước ấm
Trong nhiều trường hợp, cơn đau dạ dày xuất hiện có thể đến từ hệ quả của việc cơ thể bị mất nước tạm thời. Mất nước khiến cho axit dịch vị dạ dày có xu hướng trào ngược lên thực quản gây ra đau bụng, trào ngược và táo bón.
Bên cạnh đó, nước cũng là thành phần quan trọng tham gia hỗ trợ phân giải thức ăn để các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thu một cách dễ dàng hơn, hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn.
Với người trưởng thành, lượng nước khuyến nghị được cung cấp mỗi ngày là khoảng 2 lít nước, người vận động thể dục thể thao thì cần uống nhiều hơn. Với trẻ nhỏ lượng nước sẽ ít hơn, dao động từ 0,95 – 1,2 lít tùy theo độ tuổi. Khi bị đau dạ dày thì nên uống nước ấm sẽ cho hiệu quả tốt hơn.
1.2. Thực hiện đúng cách các phương pháp vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu sử dụng lực từ bên ngoài hoặc nhiệt tác động trực tiếp vào vùng bụng bị đau. Mục đích của việc áp dụng vật lý trị liệu nhằm làm giãn các mạch máu khu vực thượng vị, nhờ đó giảm tình trạng co bóp và các cơn đau dạ dày cũng sẽ được thuyên giảm. Điều này đã được y học cổ truyền công nhận về những hiệu quả của nó.
Các phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến trong giảm cơn đau dạ dày bao gồm: chườm ấm, ấn huyệt, xoa bóp và massage bụng,… Bạn có thể tham khảo các bài tập hướng dẫn cụ thể và tự áp dụng tại nhà.
1.3. Lúc đau dạ dày nên làm gì? Hít thở đều
Căng thẳng kéo dài cũng là một nguyên nhân điển hình gây đau dạ dày. Phương pháp hít thở đều sẽ hữu hiệu trong việc cải thiện các cơn đau dạ dày đến từ nguyên nhân này. Hít thở đều có tác dụng thư giãn hệ thần kinh, thoải mái tâm trạng.
Ngoài ra, việc hít thở sâu và đều còn có tác dụng giảm tiết lượng dịch vị ở dạ dày, giảm co bóp và đồng thời giải phóng ra Endorphins – một loại chất dẫn truyền thần kinh tạo ra cảm xúc tích cực và giúp giảm đau nhanh theo cách rất tự nhiên. Và khi hít thở đều cũng giúp tuần hoàn của máu tới dạ dày được lưu thông tốt hơn, cải thiện đáng kể cơn đau.
1.4. Lúc đau dạ dày nên làm gì? Nên ăn những nhóm thực phẩm có lợi cho dạ dày
Những thực phẩm có lợi cho dạ dày điển hình bao gồm: Nghệ, mật ong, nha đam, gừng, táo, chuối, trà xanh, bạc hà, nước dừa, rau xanh, các loại hạt và ngũ cốc,…
Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho dạ dày thì mỗi người cũng cần lưu ý về những thói quen ăn uống khoa học và nghiêm túc thực hiện:
– Nạp đủ chất xơ và vitamin cho cơ thể từ nguồn thực phẩm tươi sạch.
– Ăn đủ bữa sáng.
– Không ăn quá no, cũng không nên để bụng bị quá đói. Bỏ thói quen ăn bù vào một bữa.
– Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều lần thay vì dồn hết vào 1-2 bữa chính.
– Không bỏ bữa, ăn uống điều độ và không nên ăn khuya.
– Không ăn đồ quá đặc hoặc quá lỏng, đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
– Nhai chậm nhai kỹ, cần tập trung khi ăn. Không nên ăn lẫn cơm và canh cùng lúc vì sẽ ảnh hưởng tới việc nhai nhuyễn thức ăn của bạn.
2. Lúc đau dạ dày không nên làm gì?
2.1. Không nên nằm ngay
Thông thường, mọi người sẽ muốn nằm nghỉ ngay nếu gặp phải cơn đau dạ dày. Tuy nhiên, đây không phải thói quen tốt bởi việc nằm xuống ngay sẽ khiến axit dạ dày di chuyển ngược lên và gây ra chứng ợ chua, ợ hơi. Vì vậy, nếu bạn đang bị đau bụng cũng không nên nằm xuống ngay. Thay vào đó có thể ngồi nghỉ tại chỗ, sau đó có thể nằm ngủ cho đến khi cơn đau dạ dày kết thúc.
2.2. Không ăn đồ không tốt cho tiêu hóa
Việc ăn đồ ăn khó tiêu hóa sẽ tạo áp lực lên dạ dày, dạ dày cần tiết nhiều dịch vị và co bóp nhiều hơn. Điều này khiến tình trạng đau dạ dày ngày thêm nghiêm trọng. Khi bạn bị đau dạ dày cần tránh ăn những đồ ăn sau:
– Đồ ăn cay nóng, các loại gia vị cay như ớt, tương ớt, hạt tiêu, mù tạt,..
– Đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn có chất bảo quản,…
– Đồ ăn chiên rán ngập dầu mỡ như bánh rán, gà rán, khoai tây chiên,…
– Đồ ăn lên men như mắm nêm, mắm tép, dưa muối, cà muối,…
– Đồ ăn có vị chua, gia vị chua và hoa quả chua.
– Đồ ăn cứng, dai, có gân, có xơ già.
2.3. Không lạm dụng hoặc sử dụng liên tục các loại thuốc giảm đau
Việc sử dụng thuốc giảm đau khi bị đau dạ dày rất được nhiều người áp dụng vì đây là cách đơn giản và giảm cơn đau rất nhanh chóng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau cần hết sức lưu ý và cân nhắc nhất là với các trường hợp cơn đau dạ dày xảy ra với tần suất lớn.
Lạm dụng sử dụng thuốc giảm đau có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như khó tiêu, cảm giác buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,… Đặc biệt, với các trường hợp đau dạ dày từ nguyên nhân nhiễm khuẩn HP, việc dùng thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau càng cần thận trọng hơn.
Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về lựa chọn loại thuốc phù hợp, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để vừa mang lại hiệu quả giảm đau mà không gây ra những hệ quả không mong muốn.
Khi nắm được những việc lúc đau dạ dày nên làm gì, không nên làm gì, bạn sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc bản thân, đối phó đúng cách với cơn đau dạ dày. Lưu ý, khi cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc diễn ra với tần số cao hơn thì cần chủ động thăm khám và tiến hành phác đồ điều trị theo đúng chỉ định.