Nguồn lực lao động là “tài sản” quý giá của doanh nghiệp. Chỉ khi nguồn nhân lực với sức khỏe tốt thì doanh nghiệp mới có thể phát triển vững vàng. Do đó, chăm sóc sức khỏe cho người lao động là việc làm thiết thực và có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp. Vậy đâu là 5 lợi ích khám sức khỏe định kỳ cho người lao động?
Menu xem nhanh:
1. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động mang lại lợi ích gì?
1.1. Lợi ích khám sức khỏe định kỳ cho người lao động – Giúp bảo vệ sức khỏe người lao động
Bệnh nghề nghiệp vẫn đang có chiều hướng gia tăng hiện nay. Mỗi ngành nghề với đặc thù riêng thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân mắc bệnh nghề nghiệp, điển hình như: môi trường lao động, thói quen xấu ở nơi làm việc,…
– Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất công nghiệp,… mỗi ngày khiến người lao động có nguy cơ cao mắc ung thư.
– Thói quen ngồi ì một chỗ, ít vận động ở dân văn phòng cũng là nguyên nhân tăng cao tỷ lệ mắc phải các bệnh về xương, khớp thoái hóa, tim mạch,…
– Thời gian sử dụng máy tính lâu, ít nghỉ ngơi cũng có ảnh hưởng đến mắt và thần kinh.
Do đó, khám sức khỏe cho nhân viên là rất cần thiết bởi nó sẽ góp phần bảo vệ nguồn nhân lực khỏi sự rình rập của bệnh nghề nghiệp. Cụ thể:
– Đánh giá sức khỏe hiện tại một cách toàn diện
– Phát hiện bệnh sớm, dễ dàng kiểm soát và được điều trị kịp thời, tăng hiệu quả điều trị bệnh.
– Nhận tư vấn về điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, chế độ cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để có sức khỏe tốt hơn.
1.2. Ổn định hiệu suất, tạo sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp
Chỉ khi có sức khỏe tốt, người lao động mới có thể làm việc với hiệu suất tối đa và đảm bảo kết quả đúng thời hạn. Vì vậy, sức khỏe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của mỗi nhân lực.
Trong doanh nghiệp, mỗi người lao động giống như mảnh ghép quan trọng trong “bức tranh” sản xuất. Nếu thiếu bất kỳ mảnh ghép nào vì lý do sức khỏe thì sẽ làm cho bức tranh ấy không thể hoàn chỉnh. Chính vì thế, một trong những lợi ích khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là giúp ổn định lực lượng sản xuất và tăng thêm sự gắn bó nội bộ giữa người lao động và doanh nghiệp.
1.3. Lợi ích khám sức khỏe định kỳ cho người lao động- Giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn chất lượng nguồn nhân lực của mình là tốt nhất. Và để đạt được mong muốn đó thì doanh nghiệp cần chú trọng vào chăm sóc sức khỏe người lao động hơn. Bởi khi có sức khỏe tốt, người lao động sẽ tập trung vào công việc và có năng lượng cống hiến cho doanh nghiệp hết sức.
Hơn nữa, đối với những người hoạt động trí óc, sức khỏe tốt sẽ giúp cho hệ thần kinh làm việc hiệu quả hơn, có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo phục vụ cho công việc thêm hiệu quả và thành công.
1.4. Thu hút nguồn nhân lực mới
Không chỉ tăng sợi dây gắn kết giữa nhân viên cũ – doanh nghiệp, ổn định nhân sự mà việc làm này còn tạo sự thu hút nhân lực mới đáng kể. Hiện nay, một trong những điều người lao động quan tâm khi đọc tin tuyển dụng đó là về các chế độ phúc lợi mà doanh nghiệp đưa ra. Trong đó, chế độ chăm sóc sức khỏe luôn được quan tâm hàng đầu.
Do đó, doanh nghiệp có chế độ chăm sóc sức khỏe rõ ràng, chi tiết sẽ rất dễ thu hút nhân tài mới.
1.5. Giảm thiểu chi phí y tế
Không thể phủ nhận lợi ích khám sức định kỳ cho người lao động còn giúp giảm thiểu chi phí y tế. Cụ thể là người lao động được kiểm tra, phát hiện sớm dấu hiệu nghi ngờ/nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp và điều trị kịp thời.
Việc điều trị kịp thời này giúp doanh nghiệp ngăn ngừa tai nạn lao động cho nhân viên, đảm bảo nhân viên luôn trong điều kiện tốt nhất. Hạn chế nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp bao nhiêu sẽ giảm thiểu chi phí y tế mà doanh nghiệp chi trả bấy nhiêu.
2. Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động gồm những gì?
Hiện nay, gói khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ sẽ bao gồm 3 bước khám chính: khám lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
2.1. Khám lâm sàng
Đây là bước khám ban đầu trong cả quy trình khám sức khỏe, giúp kiểm tra và đánh giá:
– Đo thể lực, huyết áp
– Khám nội chung
– Khám ngoại: các vấn đề về xương khớp
– Khám da liễu
– Khám mắt
– Khám tai – mũi – họng
– Khám răng – hàm – mặt
2.2. Lấy mẫu xét nghiệm
Sau khi hoàn tất các danh mục trong khám lâm sàng, người lao động sẽ thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu:
– Với xét nghiệm máu nhằm mục đích: kiểm tra công thức máu; theo dõi số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu; đánh giá tình trạng thiếu máu,…
– Với xét nghiệm nước tiểu nhằm mục đích: kiểm tra vấn đề đái tháo đường, theo dõi các bệnh viêm đường tiết niệu,…
2.3. Chẩn đoán hình ảnh
Riêng mục chẩn đoán hình ảnh, doanh nghiệp có thể lựa chọn danh mục phù hợp với đặc thù nghề nghiệp như:
– Chụp X-quang ngực thẳng
– Siêu âm tuyến giáp
– Siêu âm ổ bụng tổng quát
– Điện tim thường
– Đo mật độ xương
Như vậy trên đây là 5 lợi ích khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Hy vọng với thông tin bổ ích trên, doanh nghiệp thấy rõ được ý nghĩa của hoạt động này mang lại. Sự chăm sóc, quan tâm sức khỏe người lao động kịp thời sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.