Loét hồi tràng tuy nghe tên còn khá xa lạ nhưng thực tế đây cũng là bệnh phổ biến ở hệ tiêu hóa. Hồi tràng là một bộ phận thuộc tá tràng. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý này giúp mọi người chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Định nghĩa loét hồi tràng
Trước khi tìm hiểu về loét hồi tràng mọi người cần biết hồi tràng nằm ở đâu. Hồi tràng là bộ phận tạo thành ruột non, đoạn sau của hỗng tràng và tá tràng. Hồi tràng chiếm khoảng một nửa chiều dài dưới của ruột non và có đường kính nhỏ hơn. Bộ phận này được nối với đại tràng thông qua van hồi manh tràng. Hồi tràng có cấu trúc 2 mặt: Mặt trong và mặt ngoài. Mặt ngoài được bảo vệ bằng phúc mạc – Màng lát khoang bụng. Mặt trong hồi tràng là lớp cơ. Hồi tràng đóng vai trò di chuyển thức ăn tiêu hóa dọc theo ruột. Bệnh loét hồi tràng xảy ra khi trên bề mặt của chúng xuất hiện vết viêm loét.
2. Các nguyên nhân chủ yếu gây loét hồi tràng
Loét hồi tràng có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có người mắc bệnh do nhiễm khuẩn, một số trường hợp do các bệnh lý khác gây ra. Cụ thể:
2.1 Nhiễm trùng
Đường ruột có thể bị nhiễm trùng do các loại vi khuẩn và virus gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn và gây ngộ độc. Loét ở hồi tràng thường do một số loại vi khuẩn như: Salmonella, Shigella, E Coli, Campylobacter,…Dấu hiệu bệnh nhân mắc bệnh là tiêu chảy ra máu nhiều lần khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng. Các loại ký sinh trùng như Giardia cũng có khả năng gây tiêu chảy cao. Thói quen uống nước không đảm bảo vệ sinh, nước hồ, ao khiến vi khuẩn tấn công cơ thể.
2.2 Loét hồi tràng do thiếu máu cục bộ
Tương tự các cơ quan khác, hồi tràng cũng được các mạch máu nuôi dưỡng. Các động mạch cung cấp máu tới bộ phận này có thể bị xơ vữa khiến hồi tràng thiếu máu. Lượng máu cần thiết không được cung cấp đủ để hoạt động dẫn tới tình trạng viêm. Thiếu máu cục bộ có thể do xoắn ruột, thoát vị bẹn. Một số trường hợp do huyết áp giảm sẽ giảm lưu lượng máu tới hồi tràng. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh bị sốt, thường xuyên đi ngoài,…
2.3 Nhiễm hóa chất
Một số hóa chất độc hại có thể gây tổn thương đường ruột, hồi tràng. Các hoạt chất trong một số loại thuốc bên cạnh tác dụng điều trị có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới hồi tràng. Thuốc xổ là một trong các nguyên nhân gây viêm loét tại hồi tràng.
3. Triệu chứng nhận biết bệnh loét hồi tràng
Dấu hiệu khi mắc bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau. Chính vì vậy mọi người cần nắm rõ các triệu chứng cơ bản nhằm giúp phát hiện bệnh sớm.
3.1 Đau bụng do loét hồi tràng
Phần lớn các bệnh ở hệ tiêu hóa thường có triệu chứng đau bụng. Đây cũng được xem là triệu chứng phổ biến khi hồi tràng bị viêm loét. Bệnh nhân thường cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau quặn ở vùng bụng. Cơn đau sẽ có xu hướng giảm dần sau khi đi ngoài. Tuy nhiên cường độ cơn đau sẽ tăng lên nếu người bệnh bị táo bón. Khi gặp dấu hiệu này người bệnh cần theo dõi thêm các dấu hiệu đồng thời khác để dễ phân biệt với các bệnh lý tương tự ở hệ tiêu hóa.
3.2 Tiêu chảy
Triệu chứng khi bị loét hồi tràng là tiêu chảy. Tình trạng này có thể xảy ra ở mức độ vừa phải tới nặng. Nếu người bệnh đi ngoài trên 20 lần mỗi ngày thì được coi là tiêu chảy nặng. Cơ thể sẽ bị mất nước, choáng váng, tụt huyết áp, tim đập nhanh.
3.3 Bị sốt, giảm cân bất thường
Loét ở hồi tràng cũng có thể gây sốt. Bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn dẫn tới giảm cân đột ngột.
3.4 Phân có lẫn máu
Niêm mạc hồi tràng bị loét có thể gây vỡ mạch máu khiến xảy ra hiện tượng phân có lẫn máu. Thức ăn khi di chuyển qua hồi tràng sẽ lẫn máu và được đẩy ra bên ngoài. Một số trường hợp chảy máu với số lượng ít khi quan sát phân rất khó nhận ra.
3.5 Táo bón
Táo bón cũng là một trong các triệu chứng của bệnh loét tại hồi tràng cần nhắc tới. Tình trạng này xảy ra do một sự tắc nghẽn nào đó ở đường ruột.
Trên đây là các triệu chứng thường gặp khi bị loét hồi tràng. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ viêm loét và cơ địa của mỗi người mà có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác. Chính vì vậy mọi người cần theo dõi khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường.
4. Phương pháp điều trị loét hồi tràng hiệu quả nhất
Bệnh loét tại hồi tràng do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp.
4.1 Điều trị bằng thuốc
Sau quá trình thăm khám lâm sàng và thực hiện các biện pháp chẩn đoán sẽ tiến hành điều trị. Các loại thuốc thường dùng để chữa viêm loét ở hồi tràng là: Thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống tiêu chảy,…Bệnh nhân cũng được khuyến khích bổ sung thêm: Canxi, vitamin B12, sắt,….Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
4.2 Chế độ ăn uống có lợi cho hồi tràng
Thực phẩm có ảnh hưởng quan trọng tới hệ tiêu hóa. Bổ sung các thức ăn phù hợp giúp cải thiện tình trạng viêm loét ở hồi tràng. Ngược lại nếu ăn quá nhiều thức ăn gây kích thích hệ tiêu hóa sẽ làm ổ viêm loét trở nên trầm trọng hơn.
– Khi bị táo bón bạn nên uống nhiều nước táo, nước ép nho, nước mận, rau xanh
– Hạn chế ăn các thức ăn dễ gây táo bón: Phô mai, bơ đậu phộng, chuối
– Cần bổ sung nhiều nước mỗi ngày gồm nước lọc, nước ép rau củ, nước canh rau. Không nên uống tập trung một lúc mà bạn cần uống rải rác nhiều thời điểm trong ngày
– Trường hợp bị tiêu chảy nhiều cần bổ sung chất điện giải
– Tránh ăn các thực phẩm chua cay, món ăn chưa được nấu chín, các chất kích thích
– Bổ sung chất xơ và vitamin thông qua rau củ quả
– Nên chia bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày nhằm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa
– Ăn uống đúng giờ, hạn chế bỏ bữa, ăn quá nhanh và làm việc ngay sau khi ăn
– Bổ sung lợi khuẩn bằng sữa chưa và thực phẩm lên men tự nhiên
Lưu ý:
– Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm
– Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày cũng là một cách để nâng cao sức khỏe
– Giữ tinh thần luôn luôn vui vẻ, tránh căng thẳng kéo dài
Bệnh loét hồi tràng không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân mà còn có thể gây ra biến chứng nếu không điều trị sớm. Chính vì vậy ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh bạn cần tới bác sĩ thăm khám ngay.