Giúp con bảo vệ sức khỏe từ đầu đời bằng vacxin là an toàn, kinh tế nhất. Từ 0 đến 12 tháng tuổi là giai đoạn vàng để tiêm ngừa những bệnh nguy hiểm, dễ mắc ở trẻ. Bố mẹ nên tham khảo lịch tiêm của trẻ sơ sinh đến 1 tuổi, đầy đủ 20 mũi sau để biết rõ thời điểm nào tiêm mũi nào và mũi nào là quan trọng nhất.
Menu xem nhanh:
1. Lịch tiêm của trẻ sơ sinh đến 1 tuổi đầy đủ 20 mũi
Em bé mới ra đời có hệ miễn dịch còn rất non nớt, cần được bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virus có hại ngoài môi trường. Theo lịch tiêm của trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi, có 20 mũi vacxin nên tiêm phòng. Những mũi tiêm này đều giúp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, độ tuổi các bé dễ mắc phải. Đó là:
– Vacxin phòng bệnh Lao và vacxin viêm gan B liều cho trẻ sơ sinh, thường tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh.
– Vacxin 6 trong 1, phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh viêm phổi, viêm màng não do nhiễm Hib. Loại vacxin này cần tiêm 3 mũi tương ứng với lúc trẻ 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi.
– Vacxin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus. Hiện nay có 3 loại phổ biến là Rotarix của Bỉ, Rotavin của Việt Nam sản xuất (tiêm 2 mũi vào các tháng 2, 3) và Rotateq do Mỹ sản xuất (tiêm 3 mũi vào các tháng 2, 3, 4).
– Vacxin phòng bệnh do phế cầu khuẩn, tiêm 3 mũi tương ứng với khoảng thời gian trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại khi 10 tháng tuổi hoặc 12 tháng tuổi.
– Vacxin phòng viêm màng não do não mô cầu tuýp B, C, tiêm mũi đầu khi trẻ 6 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ 8 tháng tuổi.
– Trẻ ngoài 6 tháng tuổi nên tiêm 2 mũi vacxin phòng cúm, mũi đầu cách mũi thứ 2 ít nhất 1 tháng, sau đó mỗi năm nên tiêm nhắc lại 1 lần.
– Khi trẻ 9 tháng tuổi, nên tiêm các mũi phòng sởi, quai bị, rubella, viêm màng não do mô cầu tuýp A, C, Y, W-135, viêm não Nhật Bản và thủy đậu.
– Trẻ đủ 12 tháng tuổi nên tiêm vacxin phòng viêm não Nhật Bản, viêm gan A, B.
2. 2 Mũi vacxin quan trọng nhất với trẻ sơ sinh
2 mũi vacxin (phòng bệnh Lao, Viêm gan B) được nhắc đến đầu tiên trong lịch tiêm vacxin của trẻ sơ sinh là quan trọng nhất.
2.1 Vacxin phòng Lao
Theo lịch tiêm của trẻ sơ sinh, ngay trong 24 giờ đầu sau sinh, trẻ cần được tiêm phòng bệnh Lao BCG. Trường hợp muộn hơn có thể tiêm trong vòng 1 tháng đầu đời. Tiêm BCG là quyền lợi của trẻ và là trách nhiệm của cha mẹ. Bởi lẽ lao (do khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra) là bệnh truyền nhiễm từ người sang người cực nguy hiểm. Trước khi có vacxin phòng bệnh, thế giới từng coi đây là bệnh “tứ chứng nan y” (không có khả năng cứu chữa).
Sau này, vào năm 1981, dù đã có vacxin phòng bệnh nhưng nước ta vẫn ghi nhận tới hơn 170 nghìn người bị lao, trong đó có hơn 10 nghìn người tử vong. Đối với trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong do lao là 80%. 20% còn lại may mắn sống sót nhưng phải đổi diện với các di chứng như mù, điếc, rối loạn tâm thần, trí tuệ bị ảnh hưởng…
2.2 Viêm gan B
80% bệnh nhân ung thư gan nguyên phát trước đó đã nhiễm HBV – virus gây viêm gan B. Các thống kê cũng cho thấy tỷ lệ mẹ bầu bị viêm gan B truyền sang con là 30 – 40%. HBV có thể truyền từ mẹ sang con ngay từ tử cung, trong lúc sinh thậm chí ngay sau khi sinh.
Thêm vào đó, nếu nhiễm HBV càng sớm thì nguy cơ bị xơ gan, ung thư gan càng cao. 90% trẻ nhỏ bị viêm gan B sẽ chuyển sang dạng mãn tính, trong khi tỷ lệ này ở người lớn chỉ dưới 5%.
Để bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của virus nguy hiểm này, cách tốt nhất là tiêm phòng ngay trong 24 giờ đầu sau sinh. Đây được cho là thời điểm vàng giúp trẻ tạo kháng thể chống lại HBV. Sau mũi đầu tiên, trẻ được tiêm nhắc lại các mũi tiếp theo khi 2, 3 và 4 tháng tuổi. Vacxin viêm gan B cũng có thể dùng phối hợp trong liều 6 trong 1.
Hiện nay các bệnh viện, trung tâm tiêm chủng của Việt Nam thường tiêm vacxin viêm gan B chủ yếu là Heberbiovac, gene-HBvax và Euvax B.
3. Nguyên tắc an toàn khi tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh
Để tiêm chủng an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ huynh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
Trước khi tiêm:
– Cần đem theo sổ tiêm chủng của bé để theo dõi lịch tiêm chủng.
– Cho trẻ ăn ngủ đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Không tiêm vacxin khi trẻ đang sốt cao, điều trị bệnh cấp tính bằng thuốc.
– Cho bé kiểm tra sức khỏe tổng quát (cân nặng, chiều cao, tiền sử dị ứng…)
– Thông báo cho bác sĩ về phản ứng của trẻ ở những lần tiêm vacxin trước đó.
Trong khi tiêm:
– Bố mẹ cần cùng nhân viên y tế kiểm tra lại thông tin vacxin (tên vacxin, nhà sản xuất, hạn dùng, trạng thái bao bì, liều dùng…
Sau khi tiêm:
– Trẻ cần được theo dõi sức khỏe ít nhất 30 phút sau khi tiêm tại bệnh viện, trung tâm tiêm chủng. Nếu có bất thường xảy ra, bố mẹ cần báo nhân viên y tế xử lý ngay.
– Trong ít nhất 48 giờ tiếp theo, bố mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé tại nhà. Nên kiểm tra trạng thái tinh thần, khả năng ăn uống, nhiệt độ cơ thể, phản ứng tại vị trí tiêm.
– Cần đưa trẻ đến trung tâm y tế nếu con sốt cao trên 39 độ C, mệt lừ đừ kèm theo co giật, thở rít, khó thở, bỏ ăn, quấy khóc nhiều…
Lịch tiêm của trẻ sơ sinh đến 1 tuổi có khoảng 20 mũi, giúp phòng ngừa hầu hết các bệnh nguy hiểm dễ mắc ở độ tuổi này. Trong đó có 2 mũi cực kỳ quan trọng là vacxin phòng bệnh lao vào vacxin phòng viêm gan B, tiêm trong 24 giờ đầu là tốt nhất. Đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho trẻ, TCI đã xây dựng phòng tiêm chủng ngay tại nội thành Hà Nội. Với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn Nhi khoa, trẻ sẽ được khám sức khỏe cẩn thận trước khi tiêm. TCI thực hiện quy trình tiêm chủng khép kín đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Mọi loại vacxin tại đây đều được bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn, đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối đa. Lựa chọn phòng tiêm chủng TCI – lựa chọn bảo vệ con an toàn, kinh tế nhất!