Mất ngủ liên tục khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi. Người bệnh không thể tập trung trong công việc, trí nhớ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của người bệnh. Làm thế nào để hạn chế mất ngủ kéo dài, bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Menu xem nhanh:
1. Mất ngủ liên tục kéo dài
Mất ngủ liên tục là tình trạng rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh không ngủ được trong nhiều giờ, nhiều ngày liền, thậm chí vài tuần, vài tháng. Người bệnh không ngủ được khi đã cố ngủ, buồn ngủ ngày nhưng cũng không ngủ được. Người bệnh mệt mỏi, mắc thêm các bệnh lý tim mạch, thần kinh khác.
2. Triệu chứng thường gặp khi bị mất ngủ
Mất ngủ kéo dài liên tục có thể gặp một số triệu chứng thường gặp như:
2.1 Đau đầu
Mất ngủ khiến tế bào thần kinh phải hoạt động căng thẳng trong thời gian dài không được nghỉ ngơi. Lượng máu cung cấp từ tim tới tế bào thần kinh không đủ để nuôi dưỡng. Căng thẳng thần kinh làm triệu chứng đau đầu càng diễn ra nặng hơn vào ban đêm, khiến người bệnh càng khó ngủ. Khiến tình trạng vào giấc càng khó khăn hơn.
2.2 Mệt mỏi, chán ăn
Ngủ là lúc cơ thể được nạp năng lượng, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nhưng khi người bệnh không ngủ được, khiến cơ thể mệt mỏi, các cơ quan trì trệ, uể oải vì quá tải. Khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn, đắng miệng.
2.3 Mất ngủ vào buổi tối
Người bệnh khó vào giấc, khó ngủ, trằn trọc suốt đêm. Người bệnh dễ tỉnh giấc vì tác động nhỏ và không ngủ lại được. Người bệnh dậy quá sớm và buổi sáng.
2.4 Mất ngủ vào buổi trưa
Một giấc ngủ ngắn từ 15 – 30 phút có thể giúp người bệnh cảm thấy khỏe hơn, tinh thần tỉnh táo. Tuy nhiên, người bị mất ngủ cũng sẽ cảm thấy khó vào giấc với những giấc ngủ ngắn. Không ngủ trưa cũng khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng hơn.
2.5 Mất ngủ liên tục gây suy giảm trí nhớ
Hệ thần kinh bị ức chế do căng thẳng kéo dài, khiến các kết nối nơron thần kinh liên kết yếu. Gốc tự do hình thành nhiều hơn, liên kết giữa các norone yếu, khiến người bệnh suy giảm trí nhớ, khó tập trung, hay quên. Khiến hiệu suất công việc, chất lượng cuộc sống sụt giảm.
2.6 Rối loạn tâm lý
Người bệnh mất ngủ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, ủ rũ cả ngày. Dần dần lâu ngày bệnh nhân có những triệu chứng của trầm cảm, rối loạn tâm thần kinh.
2.7 Khó vào giấc, tỉnh giấc
Người bệnh khó ngủ, khó vào giấc. Bệnh nhân dậy sớm, tỉnh giữa đêm không ngủ lại được. Người bệnh nằm để ngủ nhiều nhưng không ngủ được, mệt mỏi khi tỉnh dậy.
3. Mất ngủ liên tục có nguy hiểm không?
Mất ngủ liên tục có thể gây nhiều vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh:
3.1 Mất ngủ liên tục dễ gây trầm cảm
Người bệnh mệt mỏi, căng thẳng nên dễ cáu gắt, bực bội, giảm thích ứng trong cuộc sống…
3.2 Suy giảm trí nhớ
Khó nhớ nhanh, khó nhớ lâu, giảm tập trung. Mất ngủ trong thời gian dài khiến norone thần kinh ức chế, tăng sinh gốc tự do, liên kết yếu làm giảm trí nhớ. Người bệnh thường nhớ nhớ quên quên, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và học tập.
3.3 Giảm thời gian phản ứng
Não căng thẳng trong thời gian dài, dẫn đến trì trệ hoạt động. Hoạt động ức chế của vỏ não, khiến người bệnh thường xuyên đau đầu, buồn ngủ. Phản ứng của cơ thể với các kích ứng sẽ chậm hơn so với bình thường. Người bệnh có thể ngủ chợp mắt trong vài giây, dễ gây tai nạn không kiểm soát được.
3.4 Dễ té ngã
Người bệnh thiếu ngủ sẽ có vấn đề về thăng bằng, thường xuyên có cảm giác chóng mặt, xoay tròn khi đang đứng hoặc ngồi. Dễ té ngã, mất thăng bằng kể cả khi không làm gì.
3.4Mất ngủ liên tục gây suy giảm chức năng nội tạng
Mất ngủ kéo dài khiến các cơ quan nội tạng trong cơ thể không được nghỉ ngơi, các cơ quan hoạt động quá công suất dẫn đến quá tải, suy giảm chức năng. Người bệnh có thể có những bệnh lý như rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, béo phì, tiểu đường… Mất ngủ kéo dài khiến da khô, kém đàn hồi, lâu hồi phục, tóc rụng, xơ rối.
4. Làm thế nào để hạn chế mất ngủ kéo dài liên tục
Áp dụng một số phương pháp dưới đây để hạn chế tình trạng mất ngủ kéo dài liên tục:
4.1 Liệu pháp hành vi nhận thức
Phương pháp này giúp con người loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, lo âu dẫn đến mất ngủ. Giúp hình thành thói quen ngủ tốt, tránh mất ngủ kéo dài. Người bệnh sẽ viết ra những lo lắng, băn khoăn trước khi đi ngủ. Để những âu lo được giãi bày giấy, cất giữ lại trong sổ. Để con người có một tâm hồn an nhiên hơn khi lên giường đi ngủ.
4.2 Hạn chế ngủ ngày
Giúp thời gian ngủ được chất lượng hơn, thì người bệnh cần nằm trên giường ít đi. Vận động, làm việc, hạn chế nằm trên giường ngủ trưa. Giúp người bệnh mệt mỏi, buồn ngủ vào buổi tối nhiều hơn. Giúp giấc ngủ tối được thuận lợi hơn.
4.3 Ý định nghịch lý
Người bệnh sẽ cố tỉnh táo trên giường thay vì cố gắng đi vào giấc ngủ. Phương pháp này tưởng chừng như khiến người bệnh tỉnh ngủ như lại rất dễ đi vào giấc ngủ lúc nào không hay.
4.4 Thay đổi chế độ ăn uống
Để có một đêm ngon giấc, bạn nên ăn uống vừa phải, không ăn quá no. Bữa ăn cách giờ ngủ ít nhất 2 – 4 giờ để thức ăn có thể kịp tiêu hóa trước khi đi ngủ, tránh cảm giác ì ạch, trào ngược. Tăng cường rau xanh, chất xơ, hạn chế đồ dầu mỡ giúp tiêu hóa khỏe hơn, hạn chế táo bón, khó tiêu. Một số sản phẩm lành tính như: mật ong, tâm sen, nụ hoa tam thất…
4.5 Hạn chế chất kích thích
Hạn chế các chất kích thích như rượu bia, Caffeine và nicotine giúp bạn vào giấc ngủ tốt hơn. Những chất này gây hưng phấn hệ thần kinh trung ương, giúp cơ thể tỉnh táo, khiến bạn khó ngủ hơn. Rượu bia ức chế tiểu não, có thể khiến bạn buồn ngủ lúc đầu nhưng sẽ khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm, đau đầu.
4.6 Vận động trước khi đi ngủ
Một chút vận động nhẹ nhàng, yoga 10 phút trước giờ ngủ 3 – 4 giờ có thể giúp cơ thể thư giãn, đưa bạn vào giấc ngủ tốt hơn. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, tập luyện giúp máu lưu thông tốt hơn, đặc biệt là lên não. Giúp giải tỏa stress, căng thẳng, kích thích sản sinh hormone dopamine, giúp cơ thể vui vẻ hơn.
4.7 Châm cứu bấm huyệt
Châm cứu bấm huyệt là phương pháp đả thông kinh mạch trong cơ thể bằng cách tác động vào huyệt đạo trên cơ thể. Giúp tăng cường lưu thông “khí huyết”, giải phóng các bó cơ, điểm tắc nghẽn. Giúp cơ thể giảm đau nhức, căng thẳng, từ đó đi vào giấc ngủ tốt hơn. Serotonin, endorphin được kích thích sản sinh khi châm cứu giúp thư giãn, an thần, giảm đau.
4.8 Nhịp sinh học
Trong nhà, mỗi người có một giờ giấc sinh hoạt riêng khiến ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người. Người già thường buồn ngủ sớm nhưng lại dễ tỉnh giấc giữa đêm và không ngủ lại được. Người trẻ thường ngủ muộn, dậy muộn. Vì thế, nếu có phòng riêng cách âm, sẽ giúp mỗi người có sự riêng tư, yên tĩnh, dễ ngủ hơn. Nên cố gắng ngủ cùng một khung giờ mỗi đêm, dậy cùng một khung giờ mỗi sáng. Ngủ trưa tầm 15 – 30 phút, hạn chế ngủ quá nhiều. Cố gắng không ngủ ngày nhiều.
4.9 Không sử dụng thiết bị điện tử
Trước khi đi ngủ, bạn nên tránh xa tivi, điện thoại, sách điện tử… Vì anh sáng xanh từ thiết bị này có thể khiến bạn khó ngủ, mỏi mắt, căng thẳng thần kinh. Nếu bạn muốn nghe nhạc, hãy chọn nhạc nhẹ nhàng, hẹn giờ phát và tắt chế độ quảng cáo trước khi đi ngủ.
4.10 Tạo không gian ngủ lý tưởng
Ngủ nơi yên tĩnh hay một chút nhạc du dương sẽ giúp bạn dễ ngủ. Phòng ngủ nên thật tối, hãy tắt hết tất cả đèn, kể cả đèn ngủ để mắt được giảm kích thích tối đa. Phòng riêng, không ảnh hưởng bởi người khác là điều kiện rất tốt để có một giấc ngủ yên bình.
4.11 Đọc sách
Đọc sách trước khi đi ngủ giúp cơ thể cảm thấy bình yên hơn, tâm trí được lắng lại. Ánh sáng phản xạ lại từ sách giấy sẽ giúp mắt đỡ mỏi hơn rất nhiều so với sách điện tử. Đọc sách trước khi ngủ cũng sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Hãy chọn thể loại nhẹ nhàng, nuôi dưỡng tâm hồn để giấc ngủ được yên bình.
Đối với người trẻ, nguyên nhân gây mất ngủ liên tục chủ yếu do căng thẳng, công việc áp lực, con cái… Đối với người lớn tuổi vấn đề gây mất ngủ chủ yếu là môi trường, nhịp sinh hoạt, bệnh lý đi kèm. Dựa vào từng đối tượng sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Mong rằng những lời khuyên ở trên sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng mất ngủ. Nếu tình trạng mất ngủ vẫn tiếp diễn liên tục, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh thăm khám và điều trị kịp thời.