Làm gì khi trẻ biếng ăn? Cha mẹ bỏ túi ngay bí kíp

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ biếng ăn là bài toán đau đầu của không ít cha mẹ khi cố gắng mãi khi con không chịu ăn. Làm gì khi trẻ biếng ăn? Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu để cải thiện tình trạng này thì những bí kíp sau đây bạn đừng bỏ lỡ.

Cần làm gì khi trẻ biếng ăn là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu

Cần làm gì khi trẻ biếng ăn là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đau đầu

1. Nguyên nhân thực sự của vấn đề biếng ăn

Nhiều cha mẹ khi thấy trẻ biếng ăn liền lập tức mua cốm ăn ngon miệng, men vi sinh về bổ sung cho trẻ mà quên mất việc cần làm đầu tiên chính là tìm hiểu nguyên nhân thực sự của tình trạng lười ăn ở trẻ. Theo thống kê, 3 nhóm nguyên nhân sau đây là lý do thường gặp nhất của tình trạng biếng ăn ở trẻ:

1.1. Biếng ăn do mắc bệnh lý

Trẻ chán ăn, lười ăn đôi khi là do sức khỏe của trẻ không tốt. Một số bệnh lý trực tiếp về đường tiêu hóa có thể kích thích cảm giác no, gây ợ hơi, đầy bụng và khiến trẻ chán ăn. Ngoài ra, một số tình trạng khác như viêm hầu họng, sốt,… cũng gây nên tình trạng tương tự ở trẻ. Bởi vậy trong các tình huống này thì việc đầu tiên cần làm là kết hợp điều trị bệnh lý cho trẻ.

Ở một số trẻ, tình trạng thiếu vi chất lại gây ra tình trạng lười ăn, điển hình là thiếu các loại vitamin nhóm B giúp hỗ trợ tiêu hóa. Chính bởi vậy việc thăm khám khi trẻ biếng ăn là cần thiết để có thể xác định chính xác các nguyên nhân xuất phát từ trẻ nếu có.

1.2. Không hứng thú với thức ăn

Không thể phủ nhận nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn nằm ngay ở cách chế biến thức ăn của ba mẹ. Khẩu vị của trẻ rất khác nhau, và không phải công thức chế biến nào của trẻ này cũng phù hợp với trẻ khác. Đổi cách chế biến, làm mới món ăn và làm món ăn bắt mắt là ba điểm chính khiến trẻ bị thu hút bởi đồ ăn mà không bị nhàm chán.

Nếu cha mẹ cảm thấy khó khăn khi bắt đầu tìm cách chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị của con, hãy bắt đầu theo cách chế biến hằng ngày của chính bạn bởi rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em có xu hướng có gu ẩm thực và kích thích với chính những đồ ăn mà chúng thấy ba mẹ ăn hằng ngày. Tuy nhiên có một lưu ý nho nhỏ chính là đồ ăn của trẻ nên ít mặn và ít ngọt.

1.3. Thói quen ăn không đúng giờ giấc

Dinh dưỡng ở trẻ em vô cùng quan trọng, chính bởi vậy mà không ít cha mẹ cho rằng cần cho con ăn nhiều nhất có thể và cho trẻ ăn vô tội vạ bất kỳ thời điểm nào. Việc ăn không đúng bữa đối với trẻ em vô cùng nguy hiểm. Trước hết là tạo cảm giác luôn no cho trẻ, không còn kích thích thèm ăn. Thứ hai là dạ dày làm việc liên tục, không ngừng nghỉ và thải độc rất dễ dẫn đến tình trạng đau dạ dày, bao tử ở trẻ.

Tạo niềm vui khi ăn uống là cách hiệu quả giúp bé luôn thấy ngon miệng

Tạo niềm vui khi ăn uống là cách hiệu quả giúp bé luôn thấy ngon miệng

2. Làm gì khi trẻ biếng ăn – Tạo lại niềm hứng thú với đồ ăn cho trẻ

Sau khi tìm ra nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, hãy khắc phục bắt đầu từ những nguyên nhân này. Bên cạnh đó, việc tạo niềm hứng thú với đồ ăn cho trẻ cũng cần được tiến hành một cách song song. Để làm được điều này, cha mẹ hãy lưu ý những tip hiệu quả ngay sau đây:

2.1. Chế biến theo kiểu đồ ăn bé thích

Trẻ em có xu hướng thích nhiều hơn các món chiên, xào, rán và nướng, đặc biệt là các món xiên, quẩy và những đồ ăn nhanh. Cha mẹ hãy thử bắt đầu bằng những phương pháp chế biến này với một số món ăn được gợi ý sau đây:

– Các món trứng cuộn, trứng chiên.

– Các món thịt nướng, thịt viên, xúc xích.

– Các món rau củ quả chiên, súp rau củ hoặc phối hợp rau củ trong các món cuốn trứng, cơm.

– Làm các món bánh bé yêu thích để đổi bữa.

Tuy nhiên, cha mẹ hãy kết hợp một cách khéo léo các phương pháp chế biến, tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ dầu mỡ vì điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Chế biến thức ăn thành món bé thích giúp bé ăn ngon miệng hơn

Chế biến thức ăn thành món bé thích giúp bé ăn ngon miệng hơn

2.2. Màu sắc và hình dạng bắt mắt

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đồ ăn nhiều màu sắc có xu hướng kích thích bé ăn ngon miệng hơn các đồ ăn đơn màu và có nhiều mùi gia vị như hành tỏi. Chính vì thế, hãy tận dụng các loại rau củ quả, thực phẩm để giúp bữa ăn thêm bắt mắt. Đồng thời hãy kết hợp tạo những hình thù ngộ nghĩnh để thu hút trẻ với bữa ăn nhé.

2.3. Cùng cho trẻ vào bếp

Với trẻ nhỏ, việc đi siêu thị mua đồ, và cùng vào bếp với mẹ đôi khi là cách hiệu quả để trẻ thêm hứng thú với các loại thực phẩm. Cha mẹ đừng ngần ngại khi trẻ muốn vào bếp bởi trẻ thường có tính tò mò về thành quả mà chính mình làm ra.

2.4. Cân bằng giữa các bữa ăn

Cân bằng giữa các bữa ăn rất quan trọng bởi nó tạo ra khoảng thời gian vừa đủ với nhu cầu của cơ thể và hoạt động của dạ dày giúp bé ăn ngon miệng hơn. Cha mẹ cần rạch ròi giữa các bữa chính và bữa phụ, tránh cho trẻ ăn nhiều vào các bữa phụ.

Cân bằng giữa các bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

Cân bằng giữa các bữa ăn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

3. Không làm khi trẻ lười ăn – 4 KHÔNG dành cho cha mẹ

Trẻ ăn nhiều hơn là điều mong muốn của rất nhiều cha mẹ, thế nhưng khi trẻ biếng ăn, cha mẹ tuyệt đối không làm 4 điều sau đây:

3.1. Không cố ép trẻ ăn

Việc cố ép trẻ ăn sẽ tạo nên rào cản tâm lý rất lớn của trẻ đối với đồ ăn. Việc làm này không những không giúp trẻ ăn nhiều hơn mà có thể khiến trẻ thêm chán ghét đồ ăn, và phản ứng ngay sau đó có thể xảy ra chính là trẻ nôn các đồ ăn đã ăn trước đó.

3.2. Không quát mắng trẻ

Việc quát mắng khiến thức ăn đi vào cơ thể giống như thuốc độc. Thêm vào đó, hình ảnh của bạn trong mắt trẻ sẽ chỉ là một kẻ rất dữ dằn và không mấy thiện cảm.

3.3. Không lạm dụng thiết bị điện tử khi ăn

Vừa ăn vừa xem điện thoại sẽ gây hại cho trẻ

Vừa ăn vừa xem điện thoại sẽ gây hại cho trẻ

Lạm dụng thiết bị điện tử khi ăn khiến trẻ tập trung vào thiết bị hơn là việc ăn uống. Điều này vô tình khiến bữa ăn kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa mà còn khiến cơ thể hình thành cơn no giả khiến trẻ chán ăn.

3.4. Không cho trẻ ăn no

Không cho trẻ ăn quá no ngay cả khi bé đang rất thích đồ ăn không chỉ giúp giảm tải cho dạ dày, giúp tránh đau dạ dày mà còn là mẹo mà nhiều cha mẹ giúp trẻ thấy háo hức và mong chờ tới bữa ăn tiếp theo.

Tóm lại, cần làm gì khi trẻ biếng ăn? Với những vấn đề nêu trên, hi vọng rằng cha mẹ đã bỏ túi những bí kíp hữu ích để việc cho trẻ ăn trở nên đơn giản nhưng hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital