Ung thư buồng trứng là căn bệnh phụ khoa vô cùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao bởi tính chất diễn biến âm thầm và khó phát hiện sớm bệnh. Do đó, kiểm tra tầm soát ung thư buồng trứng định kỳ được xem là biện pháp cần thiết nhằm phát hiện và điều trị sớm bệnh. Vậy hoạt động này thường được diễn ra như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Khái quát về hoạt động tầm soát ung thư buồng trứng
1.1. Thế nào là kiểm tra tầm soát ung thư buồng trứng?
Ung thư buồng trứng là sự xuất hiện các khối u ác tính ở vùng buồng trứng. Nó có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên buồng trứng. Ngày nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại, căn bệnh này có thể hoàn toàn được chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm. Tuy nhiên, những dấu hiệu biểu hiện bệnh thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu, do đó, việc thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng là hoạt động rất cần thiết.
Tầm soát ung thư buồng trứng là việc kết hợp các phương pháp thăm khám như: xét nghiệm máu tìm chỉ điểm CA 12-5, HE4, siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI,… nhằm xác định khối u, mức độ bệnh và tình trạng xâm lấn của các khối u ở bên trong cơ thể.
1.2. Ung thư buồng trứng thường xuất hiện dấu hiệu bất thường nào?
Ung thư buồng trứng được đánh giá là một trong những căn bệnh khó phòng ngừa và phát hiện sớm do buồng trứng nằm ở sâu bên trong khung chậu nhỏ. Căn bệnh này thường phát triển một cách âm thầm, dễ bị chị em phụ nữ bỏ qua khi có các biểu hiện ra bên ngoài bởi dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau thì nữ giới không nên chủ quan:
– Cảm thấy đau ở vùng bụng dưới hoặc vùng chậu và đau khi thực hiện quan hệ tình dục.
– Bị đầy hơi, táo bón và chướng bụng; đi tiểu tiện thường xuyên.
– Mệt mỏi và giảm cân không rõ nguyên nhân.
2. Vì sao nên kiểm tra tầm soát ung thư buồng trứng? Ai cần thực hiện?
2.1. Lý do nên kiểm tra tầm soát ung thư buồng trứng là gì?
Theo thống kê, tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh ung thư buồng trứng đạt tới 90% nếu người bệnh được phát hiện và điều trị ngay ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ giảm dần nếu bệnh được phát hiện trong những giai đoạn muộn hơn. Đến khi bệnh ung thư buồng trứng bước sang giai đoạn di căn, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân có thể được điều trị khỏi.
Thực tế cho thấy, những triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn sớm. Nếu có những biểu hiện bất thường thì người bệnh lại chỉ cho rằng đó là tình trạng bị rối loạn tiêu hóa nên không đi thăm khám. Điều này đã vô tình khiến cho người bệnh bỏ lỡ thời điểm điều trị hiệu quả. Đặc biệt, khi các triệu chứng ung thư buồng trứng đã trở nên rõ ràng thì lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn tiến triển, khả năng điều trị thành công cũng như cơ hội sống sót rất thấp.
Do đó, việc tầm soát ung thư buồng trứng đóng vai trò quan trọng nhằm phát hiện được bệnh sớm, giúp cho nữ giới nâng cao được khả năng điều trị bệnh thành công, từ đó giảm tối đa nguy cơ tử vong.
2.2. Ai nên đi tầm soát ung thư buồng trứng?
Những phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư buồng trứng nên tiến hành khám sàng lọc định kỳ. Cụ thể là:
– Có người thân từng mắc bệnh ung thư vú hoặc bệnh ung thư buồng trứng.
– Người gặp bất thường trong một gen BRCA1 hoặc BRCA2.
– Người có gen liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng nonpolyposis di truyền.
– Người bị thừa cân.
– Người trên 50 tuổi.
– Người chưa từng mang thai.
– Người có triệu chứng cảnh báo bị mắc ung thư buồng trứng: Đau ở vùng bụng dưới, giảm cân nhanh, chán ăn, đầy bụng và buồn nôn,…
4. Một số phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng phổ biến
Một số phương pháp thường được chỉ định để thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng đó là:
– Xét nghiệm CA-125: CA-125 là một protein có nồng độ trong máu cao hơn đối với những người mắc bệnh ung thư buồng trứng. Vì vậy, xét nghiệm máu đo chỉ số CA-125 thường được sử dụng nhằm tầm soát bệnh lý ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, định lượng CA-125 có thể tăng cao đối với người mắc bệnh u xơ tử cung, xơ gan, nhiễm trùng vùng chậu, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư phổi hoặc ung thư tuyến tụy,… Ngoài ra, nồng độ CA- 125 cũng có thể tăng cao hơn bình thường với một số phụ nữ khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, khi xét nghiệm thấy chỉ số CA-125 cao, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm các phương pháp thăm khám khác.
– Siêu âm vùng chậu: Đây là phương pháp sử dụng sóng âm thanh nhằm tạo ra hình ảnh của các cơ quan ở trong xương chậu, bao gồm buồng trứng. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ dùng đầu dò siêu âm để kiểm tra qua ngả âm đạo hoặc thành bụng. Trong khám sàng lọc ung thư buồng trứng, siêu âm sẽ giúp xác định được vị trí và kích thước cụ thể của khối u.
– Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) là những phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp đánh giá mức độ bệnh và giai đoạn xâm lấn của khối u ở bên trong cơ thể.
5. Một số lưu ý về việc khám sàng lọc ung thư buồng trứng
– Nữ giới trên 50 tuổi nên đi khám tầm soát bệnh ung thư buồng trứng.
– Nên thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng trong khoảng 14 ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh gần nhất.
– Không tầm soát ung thư buồng trứng khi đang đặt thuốc hoặc đang điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
– Kiêng quan hệ tình dục khoảng 24 – 58 tiếng trước khi thực hiện tầm soát ung thư nhằm tránh những tổn thương cho vùng cổ tử cung và tránh gây ảnh hưởng tới tính chính xác của kết quả chẩn đoán.
– Không dùng kem bôi trơn âm đạo vì nó có thể che lấp các tế bào bất thường trước khi thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng.
Nhằm giúp chị em phụ nữ có cơ hội phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã triển khai gói khám tầm soát ung thư buồng trứng với đầy đủ các danh mục cần thiết. Đến với Thu Cúc TCI, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn kết quả bởi đội ngũ bác sĩ hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu trình độ chuyên môn giỏi. Đồng thời, với hệ thống máy móc hiện đại sẽ cho ra kết quả nhanh chóng, chính xác nên người dân hoàn toàn yên tâm khi thăm khám tại đây.
Có thể thấy, căn bệnh ung thư buồng trứng nếu không được phát hiện sớm sẽ gây nên hệ lụy nghiêm trọng với sức khỏe. Chính vì những nguy hiểm này mà chị em phụ nữ cần hết sức chú ý tới vấn đề tầm soát ung thư để thực hiện càng sớm càng tốt!