Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một vấn đề y tế phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Một trong những triệu chứng phổ biến và gây khó chịu của tình trạng này là khó nuốt (dysphagia). Khó nuốt không chỉ gây khó chịu làm giảm chất lượng cuộc sống của mà còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết này sẽ thảo luận về nguyên nhân gây khó nuốt do trào ngược dạ dày, cách thức mà tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các biện pháp điều trị và quản lý hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Lý giải các trường hợp khó nuốt do trào ngược dạ dày
Khó nuốt là hiện tượng khó khăn trong việc chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Trong trường hợp trào ngược dạ dày, acid dạ dày và dịch tiêu hóa trào ngược lên thực quản, gây ra viêm và kích ứng niêm mạc thực quản. Quá trình viêm này có thể dẫn đến một số biến chứng làm cho việc nuốt trở nên khó khăn.
Một số biến chứng của trào ngược gây ra tình trạng này:
– Viêm thực quản: Acid dạ dày có thể gây viêm niêm mạc thực quản, dẫn đến việc hình thành các vết loét hoặc sẹo. Các tổn thương này làm hẹp thực quản, gây cản trở quá trình nuốt.
– Thực quản Barrett: Đây là một biến chứng nghiêm trọng của GERD, trong đó tế bào niêm mạc thực quản bị biến đổi thành loại tế bào giống như ở dạ dày. Thực quản Barrett có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và gây ra khó nuốt.
– Hẹp thực quản: Viêm lâu dài có thể gây hẹp thực quản, làm cho việc nuốt trở nên khó khăn và đôi khi đau đớn. Tình trạng này thường phải được điều trị bằng cách nong thực quản.
2. Ảnh hưởng của khó nuốt đối với sức khỏe
Khó nuốt có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Một số ảnh hưởng chính của khó nuốt bao gồm:
– Suy dinh dưỡng: Khi khó nuốt, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm cân, và suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
– Nguy cơ sặc: Khó nuốt có thể làm tăng nguy cơ sặc, đặc biệt là khi thức ăn hoặc dịch tiêu hóa trào ngược vào phổi. Điều này có thể gây ra viêm phổi hoặc các biến chứng hô hấp khác.
– Chất lượng cuộc sống giảm sút: Khó nuốt làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra căng thẳng và lo lắng và có thể dẫn đến trầm cảm. Người bệnh thường phải thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, hạn chế những hoạt động xã hội liên quan đến ăn uống.
– Tăng nguy cơ ung thư thực quản: Viêm thực quản kéo dài và thực quản Barrett là những yếu tố nguy cơ cho ung thư thực quản, một loại ung thư khó phát hiện sớm và có tiên lượng xấu.
3. Điều trị và quản lý khó nuốt như thế nào?
Quản lý khó nuốt do trào ngược dạ dày đòi hỏi một phương pháp tiếp cận toàn diện, bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và can thiệp phẫu thuật trong một số trường hợp.
3.1 Thay đổi lối sống
Một số thay đổi lối sống có thể giúp giảm triệu chứng khó nuốt, bao gồm:
– Ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn no.
– Tránh ăn thức ăn cay, chua, và nhiều dầu mỡ.
– Không đi nằm ngay sau khi ăn; dùng gối hoặc giường có thiết kế nâng đầu khi ngủ.
– Giảm cân nếu đang bị thừa cân, tránh mặc quần áo bó quá sát.
3.2 Sử dụng thuốc giúp cải thiện tình trạng khó nuốt do trào ngược dạ dày
Các loại thuốc như thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc kháng acid, và thuốc chẹn H2 có thể được sử dụng để giảm tiết acid dạ dày và giảm viêm thực quản. Điều này giúp làm giảm triệu chứng khó nuốt và ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, đơn thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ tuân
3.3 Can thiệp phẫu thuật
Trong những trường hợp nặng hoặc việc dùng thuốc, thay đổi lối sống không hiệu quả, phẫu thuật có thể được xem xét. Phẫu thuật fundoplication là một phương pháp phổ biến để ngăn chặn trào ngược acid bằng cách tạo một vòng cơ ở phần trên của dạ dày.
3.4 Theo dõi định kỳ
Đối với những bệnh nhân có thực quản Barrett, việc theo dõi định kỳ và điều trị nhằm ngăn chặn tiến triển thành ung thư là rất quan trọng.
4. Chẩn đoán chứng khó nuốt do trào ngược
Để đưa ra được phương án điều trị thích hợp cho các trường hợp nuốt vướng, bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh.
4.1 Khám lâm sàng chẩn đoán khó nuốt do trào ngược dạ dày
Thông thường trước tiên các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng cụ thể và thời gian xuất hiện triệu chứng cũng như các yếu tố liên quan, như thói quen ăn uống, tiền sử bệnh lý dạ dày, thực quản hoặc các vấn đề về thần kinh.
Bác sĩ cũng sẽ tiến hành khám thực thể để tìm kiếm các dấu hiệu lâm sàng của khó nuốt và các vấn đề khác có thể liên quan, như hạch bạch huyết lớn, khối u ở cổ hoặc các dấu hiệu bất thường khác.
4.2 Khám cận lâm sàng
– Đo áp lực thực quản: Phương pháp đo lường áp lực trong thực quản, đánh giá chức năng cơ thực quản, xác định khó nuốt do các vấn đề như co thắt thực quản hoặc rối loạn nhu động.
– Đo pH thực quản trở kháng 24 giờ: Đặc biệt hữu ích trong việc chẩn đoán trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) và xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh nhờ vào theo dõi mức độ acid thực quản trong khoảng thời gian 24 giờ.
– Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng (EGD): Cho phép phát hiện các tổn thương như viêm, loét, sẹo, hay khối u ở thực quản, dạ dày, tá tràng, thậm chí lấy mẫu sinh thiết trong quá trình nội soi.
– Chụp X-quang thực quản với barium: Phương pháp chụp X-quang với barium (một chất tương phản) giúp phát hiện các vùng hẹp, túi thừa hoặc các bất thường khác.
– Siêu âm: Siêu âm cổ có thể được sử dụng để đánh giá các cấu trúc xung quanh thực quản, bao gồm tuyến giáp, hạch bạch huyết, hoặc các khối u.
– Kiểm tra thần kinh: Nếu nghi ngờ khó nuốt do nguyên nhân thần kinh, các kiểm tra thần kinh như điện não đồ, điện cơ đồ có thể được thực hiện.
Hệ thống y tế Thu Cúc TCI luôn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình chẩn đoán. Hiện nay, Thu Cúc TCI là một trong số ít cơ sở y tế ở khu vực miền Bắc trang bị hệ thống máy đo áp lực thực quản độ phân giải cao (HRM thực quản) và máy đo pH thực quản 24 giờ nhập khẩu từ Mỹ, máy nội soi, siêu âm, chụp X-quang hiện đại.