Khi nào bạn cần thực hiện xét nghiệm ung thư vòm họng?

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Lê Công Dần

Bác sĩ Xét nghiệm

Ung thư vòm họng là một bệnh lý có mức độ tiến triển nhanh. Bệnh khó được phát hiện sớm do người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu cảm cúm thông thường. Vì vậy, việc chủ động tiến hành xét nghiệm ung thư vòm họng là hoạt động vô cùng cần thiết để nhận diện sớm căn bệnh này.

1. Các xét nghiệm thường gặp khi tầm soát ung thư vòm họng

Trong các loại ung thư ở vùng đầu, mặt, cổ thì ung thư vòm họng có tỷ lệ mắc khá cao. Hầu hết, bệnh thường được bắt gặp ở người có độ tuổi từ khoảng 30 – 50 và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Do các dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu khá mờ nhạt nên đến khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối thì kích thước khối u đã phát triển lớn và di căn, lây lan sang nhiều cơ quan trên cơ thể. Điều này gây khó khăn lớn cho việc điều trị và tiên lượng xấu với những người mắc bệnh. Theo thống kê, chỉ có khoảng 40% người mắc ung thư vòm họng có thể duy trì sự sống thêm 5 năm nếu họ có phương pháp điều trị hợp lý và tích cực. Chính vì vậy, việc thực hiện tầm soát (sàng lọc) ung thư để phát hiện bệnh sớm là điều kiện tiên quyết để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong đó, không thể thiếu được phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng.

Thông thường, các xét nghiệm thường sử dụng trong công tác chẩn đoán ung thư vòm họng có thể kể đến như:

– Sinh thiết: Phương pháp sinh thiết vòm họng qua thiết bị nội soi, đặc biệt là nội soi NBI sẽ cho kết quả chính xác hơn vì khối u sẽ được quan sát rõ nét. Với phương pháp này, người thực hiện thủ thuật sẽ có khả năng lấy được mô tế bào ở vị trí tế bào ung thư đang phát triển mạnh.

– Chọc hút hạch làm FNA: Phương pháp chọc hút hạch cổ mang đi sinh thiết và chẩn đoán mô bệnh học giúp xác định và đánh giá được mức độ ung thư của người bệnh.

– Xét nghiệm sinh hoá: bao gồm thử các phản ứng huyết thanh IgA/VCA; IgA/EA; IgA/EBNA trước, trong và sau điều trị để giúp bác sĩ đánh giá tiên lượng bệnh.

xét nghiệm trong tầm soát ung thư vòm họng

Do các dấu hiệu ban đầu không rõ ràng nên nhiều người thường chủ quan với căn bệnh ung thư vòm họng

3. Giải đáp: Cần làm xét nghiệm ung thư vòm họng khi nào?

3.1. Hãy thực hiện xét nghiệm ung thư vòm họng ngay khi có triệu chứng

Ngay khi thấy cơ thể có xuất hiện một trong các biểu hiện sau thì chúng ta cần đến các cơ sở y tế uy tín để được đội ngũ bác sỹ thăm khám càng sớm càng tốt:

– Thường xuyên bị đau rát ở cổ họng và khó nuốt.

– Thính giác kém, tình trạng ù tai diễn ra liên tục.

– Hay xảy ra tình trạng đau đầu, đau nửa đầu (có thể đau theo từng cơn hoặc đau âm ỉ).

– Thường bị ngạt một bên mũi dẫn đến khó thở, sau đó có thể nghẹt cả 2 bên mũi.

– Chảy máu cam, ra máu khi xì mũi.

– Xuất hiện những nốt hạch nhỏ nhưng không đau ở góc hàm.

– Bị suy nhược cơ thể, giảm cân nhanh không rõ lý do.

3.2. Nhóm người có nguy cơ cao nên thực hiện xét nghiệm ung thư vòm họng

– Người trong độ tuổi khoảng từ 30 – 55.

– Người thường sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…

– Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, khí thải độc hại như sợi amiang, sulfur dioxide,…

– Người có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và ăn nhiều thực phẩm lên men có chứa nitrosamines.

– Người có tiền sử gia đình có người đã mắc bệnh ung thư vòm họng.

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là điều kiện vô cùng quan trọng trong chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả trước khi bệnh bước vào giai đoạn di căn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rằng, việc thực hiện xét nghiệm chỉ là một trong số những phương pháp cần thực hiện trong gói tầm soát ung thư vòm họng. Để đánh giá chính xác nhất liệu bạn có mắc ung thư hay không, các bác sĩ sẽ chỉ định và xây dựng cho bạn danh mục thăm khám cần thiết khác như (siêu âm, nội soi,…) và phù hợp với tình hình sức khỏe của bạn.

xét nghiệm ung thư vòm họng là gì

Hãy thực hiện xét nghiệm cũng như tầm soát ung thư vòm họng để phát hiện sớm bệnh

4. Một số phương pháp giúp phòng ngừa ung thư vòm họng?

Việc thay đổi lối sống và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể hỗ trợ đắc lực giúp bạn giảm nguy cơ ung thư vòm họng. Cụ thể như:

– Ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây bổ dưỡng…

– Tránh dùng những thực phẩm ướp muối nhiều như dưa muối, cá muối và các thực phẩm lên men có chứa nhiều chất Nitrosamine

– Không hút thuốc lá, không uống rượu bia quá nhiều và thường xuyên.

– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng của cơ thể

– Đi kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm

Có thể nói, việc đều đặn khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ không chỉ giúp người dân phát hiện sớm ung thư vòm họng mà còn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua hoạt động cần thiết này nhé.

xét nghiệm ung thư vòm họng là làm gì

Khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ – Chìa khóa giúp bạn bảo vệ sức khỏe

Trên đây là những thông tin hữu ích về ung thư vòm họng và trường hợp cần tiến hành xét nghiệm ung thư vòm họng sớm. Bạn cũng nên lưu ý hãy tìm kiếm và lựa chọn những địa chỉ y tế uy tín, đáng tin cậy để  thực hiện thăm khám nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm nói riêng và tầm soát toàn diện sức khỏe nói chung có độ chính xác cao nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital