Trẻ sơ sinh thiếu máu từ thể nhẹ đến trung bình là tình trạng khá phổ biến mà thường xảy ra không có triệu chứng khác biệt. Chính vì lý do đó mà phụ huynh rất khó phát hiện và điều trị kịp thời có hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Khoa Dinh dưỡng tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và điều trị chuyên sâu cho trẻ gặp vấn đề về thiếu máu, thiếu sắt được nhiều phụ huynh tin tưởng.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng trẻ sơ sinh có nồng độ hematocrit (Hct) hoặc hemoglobin (Hgb) ở dưới mức trung bình so với tuổi. Tìm hiểu về nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh thiếu máu, các chuyên gia cho rằng có nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
1.1 Trẻ bị rối loạn gen di truyền
Một trong những nguyên nhân chính của thiếu máu ở trẻ sơ sinh là do các rối loạn di truyền điển hình như thiếu máu hồng cầu hình liềm. Những hiện tượng rối loạn này khiến cho cơ thể của bé có những bất thường trong quá trình tổng hợp hồng cầu hoặc cấu trúc globin, gặp những bất thường về enzyme hay màng hồng cầu. Khi đó trẻ sẽ gặp tình trạng bị phá hủy các tế bào máu (hồng cầu) hoặc các tế bào máu bị chết sớm hơn bình thường, từ đó gây ra thiếu máu cho cơ thể bé. Tình trạng này được các chuyên gia gọi là bệnh tan máu bẩm sinh.
1.2 Trẻ bị thiếu máu bất sản
Thiếu máu bất sản là tình trạng trẻ bị thiếu máu do rối loạn chức năng tủy xương. Tủy xương đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh tế bào máu trong cơ thể bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Khi bị thiếu máu bất sản, tủy của trẻ sẽ không có khả năng tạo thêm tế bào máu, gây ra thiếu máu. Bệnh này có thể là hậu quả của các phản ứng phụ thuốc hoặc trẻ bị nhiễm khuẩn…
1.3 Bị mất hồng cầu
Mất máu hồng cầu là nguyên nhân phổ biến của bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh, tình trạng có thể ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Những vấn đề hay gặp gây ra thiếu máu là bất thường ở dây rốn, nhau thai tiền đạo, nhau bong non, hoặc chấn thương khi sinh hay trẻ sẽ bị xuất huyết nội.
1.4 Trẻ sơ sinh thiếu máu do sinh non
Trẻ sơ sinh sinh thiếu tháng thường có nguy cơ bị thiếu máu cao hơn do nguồn dự trữ sắt trong cơ thể không đủ. Theo nghiên cứu khoa học, tỷ lệ trẻ sinh thiếu tháng thiếu máu lên đến 85%.
1.5 Do mẹ bị tiểu đường
Trong quá trình mang thai, những phụ nữ bị tiểu đường thường có nguy cơ sinh non cao hơn. Trong đó 65% mẹ bầu bị đái tháo đường có hàm lượng sắt thấp và khoảng 25% trường hợp bị thiếu sắt. Do đó, trẻ sơ sinh trong trường hợp này hay bị thiếu máu.
2. Dấu hiệu thiếu máu phổ biến ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ sơ sinh có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ của bệnh nhưng vẫn có những dấu hiệu phổ biến như:
– Da trẻ bị tái xanh xao, nhợt nhạt, môi, mắt và dưới ngón tay đóng màng.
– Trẻ hay quấy khóc, ngủ li bì, bú ít.
– Bé thường bị khó thở, hụt hơi.
– Tim trẻ hay đập nhanh hơn bình thường để bù đắp lượng oxy thiếu hụt.
– Một số bé còn bị sưng các bộ phận như chân, tay, bàn tay và bàn chân.
– Chiều cao, cân nặng và chu vi vòng đầu của trẻ thấp hơn bình thường vì thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu hemoglobin nên tế bào không có đủ oxy để tăng trưởng.
3. Khám cho trẻ sơ sinh bị thiếu máu tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI
3.1 Chẩn đoán trẻ sơ sinh thiếu máu
Để chẩn đoán trẻ sơ sinh có bị thiếu máu hay không, các bác sĩ tại Hệ thống Y tế Thu Cúc phải nghiên cứu bệnh sử, thăm khám lâm sàng nhất là biểu hiện của tim mạch, vàng da, lách to, gan to.
Các xét nghiệm cần được thực hiện bao gồm kiểm tra toàn bộ tế bào máu với các chỉ số về tế bào hồng cầu, hồng cầu lưới, xét nghiệm vết máu ngoại vi…
– Xét nghiệm hồng cầu: số lượng hồng cầu ít và có kích thước nhỏ thì nhiều khả năng là trẻ bị thiếu máu. Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể xét nghiệm dung tích hồng cầu để xác định tỷ lệ huyết tương.
– Kiểm tra sắt: bé được kiểm tra về hemoglobin và các hợp chất của nó. Loại xét nghiệm này sẽ giúp sàng lọc các bệnh di truyền điển hình như tế bào hình liềm.
Những xét nghiệm này sẽ phụ thuộc theo chỉ định của bác sĩ sau khi tìm hiểu tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng. Ngoài những loại xét nghiệm trên bác sĩ có thể chỉ định thêm nếu cần thiết. Từ kết quả xét nghiệm bác sĩ xác định được nguyên nhân và mức độ mắc bệnh để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.
3.2 Phác đồ điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh
Với mỗi trẻ có nguyên nhân thiếu máu khác nhau nên phác đồ điều trị cũng riêng biệt. Sau quá trình thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương án can thiệp thích hợp nhất. Tuy nhiên, thông thường vẫn là các phương pháp điều trị khôi phục tế bào máu qua việc bổ sung sắt.
Việc bổ sung sắt cho trẻ có thể đến từ các thực phẩm tự nhiên hoặc các loại thuốc bổ trợ.
Để việc bổ sung sắt được hiệu quả các bậc phụ huynh hay được khuyên nên kết hợp cả hai yếu tố này. Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê các loại thuốc bổ sung sắt an toàn trẻ theo từng độ tuổi và tình trạng thiếu máu mà bé đang gặp phải. Ngoài ra, bác sĩ sẽ xây dựng cho mẹ và bé chế độ ăn giàu chất sắt, lên kế hoạch chi tiết cho chế độ ăn mỗi ngày nhằm duy trì kết quả tối ưu trong suốt quá trình điều trị.
Khi điều trị tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, các bố mẹ hoàn toàn yên tâm khi tất cả quy trình từ thăm khám, xét nghiệm và phác đồ điều trị đều được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trực tiếp thực hiện và theo dõi. Ths, Bs CKI Trần Thị Huân trưởng khoa Dinh Dưỡng với hơn 30 năm kinh nghiệm công tác tại Viện dinh dưỡng Quốc gia sẽ trực tiếp tư vấn cho bố mẹ. Không chỉ có vậy, hệ thống xét nghiệm robot tự động tân tiến bậc nhất đang được bệnh viện áp dụng sẽ mang lại kết quả nhanh chóng và chính xác. Chính vì thế Khoa Dinh dưỡng của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI ngày càng trở thành địa chỉ uy tín, được đông đảo gia đình lựa chọn để thăm khám và điều trị bệnh cho con nhỏ.