Thiếu máu ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Bệnh thiếu máu ở trẻ em không phải là bệnh hiếm gặp, nhưng lại khó nhận biết vì bệnh không gây có các triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, nếu ba mẹ quan sát kỹ trẻ bị thiếu máu da bé thường xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung,…. Để tìm hiểu rõ hơn các biểu hiện của bệnh thiếu máu ở trẻ em, mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Thiếu máu ở trẻ là gì?

Hình ảnh mô tả bệnh thiếu máu ở trẻ em. (ảnh minh họa)

Hình ảnh mô tả bệnh thiếu máu ở trẻ em. (ảnh minh họa)

Trẻ em bị thiếu máu là tình trạng bất thường của hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin thấp hơn bình thường (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu).

2. Nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ

Hồng cầu được sinh ra từ tủy xương. Đời sống hồng cầu trung bình là 120 ngày. Do đó, tủy xương liên tục sinh ra hồng cầu để bù đắp số hồng cầu già bị chết. Vì vậy, nguyên nhân gây thiếu máu bao gồm: thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu bệnh lý, mất máu do chảy máu.

2.1 Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt

Thường gặp nhất là trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt. Khi không có sắt, cơ thể không tạo được hemoglobin, nên cũng không tạo được hồng cầu. Hồng cầu lại đảm nhiệm như một “chiếc xe” cung cấp oxy đến các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan ngược trở về phổi để đào thải ra bên ngoài.

Trẻ bị thiếu máu có thể do tủy xương sản sinh hồng cầu không phù hợp. Những trẻ thường bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, có bệnh lý mãn tính tủy xương sản sinh hồng cầu ít hơn bình thường.

2.2 Thiếu máu do bệnh lý về máu

Có nhiều lý do làm cho đời sống của hồng cầu ngắn hơn bình thường, làm cho hồng cầu chết nhiều hơn gây ra thiếu máu. Một trong những lý do đó là bệnh lý làm thay đổi hình dạng hồng cầu. Một bệnh lý di truyền có thể làm biến đổi hình dạng hồng cầu thường gặp nhất là bệnh hồng cầu hình liềm. Hồng cầu hình liềm khi đi qua những mạch máu nhỏ, hẹp sẽ bị vỡ gây thiếu máu.

2.3 Thiếu máu do chảy máu

Nếu trẻ bị mất máu ít như bị đứt tay, chảy máu mũi thì tủy xương có thể tạo máu để bù lại. Nhưng nếu trẻ bị mất máu nhiều như nôn, ói ra máu, bị tai nạn thì tủy xương không thể tạo ra đủ hồng cầu để bù đắp lượng máu mất một cách nhanh chóng. Do đó, lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ.

3. Biểu hiện khi trẻ em bị thiếu máu

90% bệnh trẻ em bị thiếu máu là do thiếu sắt

90% bệnh trẻ em bị thiếu máu là do thiếu sắt

Trẻ em bị thiếu máu chủ yếu xảy ra do trẻ bị thiếu sắt, nhưng các dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt thường không có các biểu hiện cụ thể nên rất khó nhận biết.

Sau đây là một số biểu hiện giúp ba mẹ nhận biết trẻ bị thiếu máu:

  • Da bé thường xanh xao (rõ nhất ở lòng bàn tay bàn chân, vành tai, niêm mạc họng, kết mạc mắt nhợt nhạt).
  • Trẻ thường chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch.
  • Nếu thiếu máu nặng có thể biểu hiện hoa mắt chóng mặt, khó thở khi gắng sức (chạy nhảy, vận động mạnh), sút cân, rối loạn tiêu hóa, lách to nhẹ…

4. Điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ

Điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ cần đưa đến bệnh viện uy tín

Điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ cần đưa đến bệnh viện uy tín

Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh.

Một số trẻ cần phải bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị.

Trẻ bị thiếu máu có thể hoàn toàn khỏe mạnh nếu ba mẹ cho bé đi thăm khám sớm, có biện pháp điều trị hiệu quả kết hợp với một chế độ dinh dưỡng tốt bổ sung lượng sắt trong máu của trẻ. Khi hồng cầu được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể bé sẽ khỏe mạnh trở lại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital