Thường xuyên khám thai 3 tháng cuối thai kỳ là việc làm mang tính quyết định trong cả một hành trình thai kỳ của mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu không nên bỏ qua bất cứ mốc tuần nào mà nên thăm khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ. Cùng tìm hiểu về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao cần thường xuyên khám thai 3 tháng cuối?
Siêu âm và khám thai giai đoạn 3 tháng cuối có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe thai kỳ. Đây là thời điểm cận kề với thời điểm bé yêu chào đời, do đó việc siêu âm 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp phát hiện các bệnh lý có thể gặp phải, hạn chế tình trạng sinh non cũng như các biến chứng.
Trong 3 tháng cuối sẽ đánh giá tổng quát sự phát triển của em bé, xác định được vị trí của nhau thai, kiểm tra sự bất thường của ngôi thai nếu có. Từ đó đưa ra phương án xử lý nhanh chóng cho những ngày sắp sinh. Bên cạnh đó, khám thai ở 3 tháng cuối sẽ kiểm tra được lượng nước ối, đánh giá thai kỳ có diễn ra thuận lợi hay không.
Việc siêu âm, thăm khám thai ở 3 tháng cuối thai kỳ đặc biệt có ý nghĩa đối với các mẹ bầu: có tiền sử huyết áp cao, hen suyễn, tiểu đường thai kỳ, mắc một số bệnh truyền nhiễm, có tiền sử thai kỳ trước xảy ra biến chứng,..
Ngoài ra, khám thai ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ cũng giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị về chế độ dinh dưỡng làm nền tảng cho sự phát triển của em bé cũng như dự trữ năng lượng chuẩn bị cho cuộc “vượt cạn” diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.
2. Chi tiết các mốc khám thai 3 tháng cuối thai kỳ
3 tháng cuối thai kỳ được xác định là thời gian từ 29 cho tới 40 tuần. Ở giai đoạn này, các mẹ bầu sẽ thực hiện thăm khám thai 4 – 6 lần tùy theo các tình trạng thai cũng như thời điểm em bé chào đời (38 – 40 tuần).
Thông thường các mẹ bầu khám thai ở giai đoạn này sẽ được thực hiện các bước khám tổng quát, siêu âm thai, thực hiện một số xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện ra những tình trạng bệnh lý gây hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và bé, đặc biệt là: tiền sản giật và thai phát triển chậm.
2.1. Khám thai 3 tháng cuối – Mốc 28 – 32 tuần
Trong giai đoạn này, mẹ sẽ có 1 lần khám thai định kỳ. Chỉ trừ trường hợp mẹ có những bất thường thai kỳ mà bác sĩ sẽ có thể chỉ định thêm cho mẹ lần khám thai.
Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát cho mẹ, siêu âm thai và làm xét nghiệm.
Khám tổng quát:
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chiều cao của tử cung, vòng bụng của mẹ, cùng với đó là các chỉ số: chiều cao, cân nặng, huyết áp,…để so sánh với bảng chỉ số chuẩn ứng với tuần thai. Nếu mẹ có bất thường trong những chỉ số này thì các bác sĩ cũng sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên cho mẹ kịp thời điều chỉnh.
Siêu âm thăm khám thai:
– Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra ngôi thai và vị trí nằm của em bé. Nếu trong trường hợp em bé vẫn chưa xoay đầu, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách làm thế nào để em bé nhanh chóng xoay ngôi thuận.
– Tiến hành kiểm tra độ dài của tử cung, từ đó tiên lượng được khả năng mẹ có sinh non hay không.
– Kiểm tra vị trí nhau thai bám trong tử cung cũng như độ phát triển của nhau. Điều này giúp bác sĩ đưa ra được những chỉ định trong cuộc sinh.
– Ước tính được cân nặng của thai nhi, đồng thời kiểm tra kích thước chu vi đầu, độ dài xương đùi, vùng bụng, bàn chân, bàn tay,…
– Lắng nghe tim thai để tầm soát xem có bất thường nào không.
– Làm Doppler động mạch, kiểm tra tuần hoàn nhau thai.
Xét nghiệm cho mẹ:
Ở tuần thai này, mẹ sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để tầm soát những bệnh lý thai kỳ: tiểu đường, huyết áp cao có thể gây tiền sản giật, một số bệnh phụ khoa, nhiễm trùng,…
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần thực hiện tiêm uốn ván mũi đầu tiên. Mũi thứ 2 sẽ tiêm sau mũi đầu 1 tháng.
2.2. Khám thai 3 tháng cuối – Mốc 32 – 36 tuần
Lần khám thai này cũng thực hiện các bước tương tự như giai đoạn trước. Tuy nhiên, mẹ bầu nên thăm khám thai 2 tuần/lần để kịp thời phát hiện và xử lý các bệnh lý thai kỳ nếu có.
Khám tổng quát cho mẹ bầu:
– Cũng giống như mốc khám trước, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các chỉ số cơ bản cho mẹ: cân nặng, chiều cao, đo huyết áp, kích thước vòng bụng,…
– Làm các bước khám trong, kiểm tra xem mẹ có những dấu hiệu sinh non hay không.
Bước siêu âm thai nhi:
– Thăm khám ngôi thai của em bé, kiểm tra xem em bé đã xoay đầu chưa.
– Kiểm tra vị trí bám của bánh nhau và độ phát triển của nhau thai.
– Kiểm tra tổng quát các chỉ số của em bé: kích thước, cân nặng, chu vi vòng đầu, độ dài các chi,…
– Kiểm tra tim thai xem có bất thường hay không.
– Có thể thực hiện xét nghiệm Non – Stress – Test tùy theo chỉ định của bác sĩ. Xét nghiệm này giúp kiểm tra nhịp tim thai và phân tích xem em bé có nhận đủ lượng oxy cần thiết hay không.
Làm xét nghiệm cho mẹ:
Mẹ bầu cần làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem mẹ có mắc một số bệnh lý phụ khoa, viêm nhiễm hay không.
2.3. Khám thai mốc 36 – 39 tuần
Giai đoạn này mẹ cũng cần thực hiện khám 1 tuần/lần để chuẩn bị sức khỏe cho cuộc sinh.
Khám tổng quát cho mẹ:
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các chỉ số cho mẹ: chiều cao, cân nặng, đo chỉ số huyết áp, khám kích thước vòng bụng.
Siêu âm thai nhi:
– Kiểm tra ngôi thai, tư vấn phương pháp xoay ngôi thai thuận nếu cần.
– Thăm khám vị trí bám của nhau thai trong tử cung để dự liệu cuộc sinh.
– Kiểm tra các chỉ số em bé: ước lượng số cân, chu vi vòng đầu, độ dài xương đùi, xương bàn tay, bàn chân,…
– Có thể thực hiện xét nghiệm Non – Stress – Test tùy vào chỉ định bác sĩ.
Xét nghiệm cho mẹ:
Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để tầm soát các bệnh lý thai kỳ.
3.4. Khám thai 3 tháng cuối – Giai đoạn sau 39 tuần
Vào lúc này, mẹ đã có thể “vượt cạn” bất cứ lúc nào. Do đó, nếu sau thời điểm này mẹ vẫn chưa sinh, thì nên đi thăm khám thai 3 ngày/lần để đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng chuẩn bị cho việc chuyển dạ.
Ở những lần khám thai mốc này, các bác sĩ chủ yếu kiểm tra xem mẹ đã có các dấu hiệu sắp sinh chưa, tiên lượng về khả năng mẹ sinh thường hay sinh mổ, đồng thời tư vấn cho mẹ về một số biện pháp kích thích chuyển dạ, nên mổ chủ động hay không.
Một số bước kiểm tra cần thiết ở giai đoạn này đó là: thăm khám kích thước khung chậu, khám trong, kiểm tra độ mở cổ tử cung,…Ngoài ra các bác sĩ cũng kiểm tra lượng ối của mẹ, sức khỏe của thai nhi có ổn cho cuộc sinh hay không,…
Đồng thời, ở giai đoạn này, mẹ sẽ cần chạy monitor liên tục để đo dao động tim thai, xem có gì bất thường hay không.
Trải qua những mốc tuần kể trên, mẹ sẽ chính thức bước vào công cuộc “vượt cạn” chào đón em bé ra đời. Sau sinh mẹ cũng cần trải qua các bước thăm khám bác sĩ, nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để bắt đầu cho một giai đoạn mới sau này.
Trên đây là những thông tin mẹ cần biết về việc khám thai, siêu âm thai 3 tháng cuối thai kỳ. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ giải đáp được những thắc mắc. Chúc các mẹ bầu có một hành trình thai kỳ khỏe mạnh!
Liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được đặt lịch khám và tư vấn gói thai sản mẹ nhé!