Khám dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá, tư vấn và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với từng cá nhân, góp phần bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật. Không chỉ trẻ em, người lớn cũng cần kiểm tra dưỡng chất trong cơ thể, đặc biệt là 6 nhóm đối tượng dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng của khám dinh dưỡng đối với người lớn
Không riêng trẻ em, người lớn cũng cần kiểm tra dinh dưỡng định kỳ bởi 4 lý do quan trọng sau đây.
– Điều chỉnh dinh dưỡng: Nhu cầu dinh dưỡng của con người thay đổi theo từng giai đoạn trong cuộc đời. Khám dinh dưỡng là biện pháp giúp đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng hiện tại của bản thân. Từ các chỉ số nhân trắc học và xét nghiệm thực tế, bác sĩ có thể xác định được những chất thiếu hụt hoặc thừa chất dinh dưỡng thế nào, từ đó giúp bạn điều chỉnh kịp thời.
– Phòng, kiểm soát bệnh tật: Nhiều bệnh lý mạn tính phổ biến ở người lớn như béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và ung thư (ung thư nội mạc tử cung, buồng trứng, tuyến vú, gan, túi mật, đại tràng) có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Kiểm tra dinh dưỡng định kỳ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời, góp phần phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả các bệnh lý này.
– Tối ưu hóa sức khỏe và năng suất làm việc: Một chế độ dinh dưỡng phù hợp, có sự cân bằng sẽ giúp bạn duy trì cân nặng lý tưởng và nâng cao khả năng đề kháng, cải thiện tinh thần và tăng cường năng lượng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người lớn trong độ tuổi lao động, giúp họ duy trì sức khỏe tốt và nâng cao hiệu suất công việc.
2. 6 đối tượng người lớn nên khám dinh dưỡng
Ở người lớn tuổi, những đối tượng sau đây cần chú ý kiểm tra dinh dưỡng định kỳ:
2.1. Người béo phì
Những người có chỉ số BMI từ 25 trở lên nên theo dõi chỉ số dinh dưỡng định kỳ để được tư vấn về chế độ ăn kiêng và luyện tập phù hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp xây dựng kế hoạch giảm cân an toàn, hiệu quả, tránh các phương pháp giảm cân cực đoan có thể gây hại cho sức khỏe.
2.2. Người mắc bệnh mạn tính
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận mạn tính. Thông qua khám dinh dưỡng, bác sĩ có thể đưa ra những khuyến nghị cụ thể về việc lựa chọn thực phẩm, cách chế biến và phân bổ bữa ăn để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
2.3. Mẹ bầu, mẹ nuôi con bú cần khám dinh dưỡng
Giai đoạn mang thai và cho con bú đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Thành phần dinh dưỡng của người mẹ đầy đủ thì thai nhi mới có khả năng nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đây cũng là cơ sở để ngừa các vấn đề như thiếu máu, tăng cân quá mức trong thai kỳ. Đối với phụ nữ đang cho con bú, việc hiểu rõ dinh dưỡng cơ thể giúp duy trì nguồn sữa mẹ chất lượng và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
2.4. Người có chế độ ăn đặc biệt
Những người theo các chế độ ăn đặc biệt như ăn chay, ăn kiêng, hoặc có các hạn chế về thực phẩm do dị ứng hoặc không dung nạp, cần được theo dõi chặt chẽ chỉ số dinh dưỡng để đảm bảo cơ thể vẫn nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp xây dựng thực đơn cân bằng, phù hợp với nhu cầu và hạn chế của từng cá nhân.
2.5. Vận động viên nên khám dinh dưỡng
Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng ở vận động viên cao hơn đáng kể so với người bình thường. Việc xác định chỉ số dinh dưỡng giúp họ xây dựng chế độ ăn phù hợp nhất, giúp tối ưu hóa hiệu suất tập luyện.
2.6. Người cao tuổi
Ở độ tuổi càng cao, khả năng hấp thu dưỡng chất càng giảm. Thêm vào đó, sự thay đổi khẩu vị và vấn đề về răng miệng khiến bạn giảm cảm giác ngon miệng khi ăn. Khám và phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng sẽ giúp bạn khắc phục sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.
3. Quy trình khám dinh dưỡng tại TCI
Khoa Dinh dưỡng, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ khám dinh dưỡng được rất nhiều người biết đến. Tại đây các bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, cùng với hệ thống máy xét nghiệm robot tự động, máy Tanita phân tích thành phần cơ thể, máy DEXXUMT đo loãng xương… sẽ giúp bạn hiểu chính xác nhất về thành phần dinh dưỡng trong cơ thể mình.
Khi đến khám , bạn được khám theo quy trình cơ bản như sau:
– Thu thập thông tin: Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về tiền sử bệnh lý, thói quen ăn uống, lối sống và mục tiêu sức khỏe của bạn.
– Cân, đo chiều cao, cân nặng và phân tích các thành phần cơ thể với máy phân tích Tanita – Nhật Bản.
– Đánh giá lâm sàng: Bao gồm việc đo các chỉ số như chiều cao, cân nặng, vòng eo, tỷ lệ mỡ, cơ, thể.
– Xét nghiệm: Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm máu để đánh giá các chỉ số sinh hóa liên quan đến dinh dưỡng.
– Phân tích và tư vấn: Bác sĩ sẽ hỏi thêm về chế độ ăn trong 24 giờ thường ngày của bạn. Từ đó, kết hợp với kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ dinh dưỡng sẽ đưa ra những khuyến nghị cụ thể về chế độ ăn, bổ sung dinh dưỡng nếu cần thiết.
– Lập kế hoạch và theo dõi: Xây dựng kế hoạch dinh dưỡng cá nhân hóa và lịch tái khám để đánh giá tiến triển.
Khám dinh dưỡng không chỉ là một biện pháp phòng ngừa mà còn là công cụ quan trọng để duy trì và nâng cao sức khỏe cho người lớn. Bằng cách định kỳ thực hiện kiểm tra dinh dưỡng, chúng ta có thể chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, phòng ngừa bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt đối với 6 nhóm đối tượng được đề cập ở trên, việc kiểm tra thành phần dinh dưỡng của cơ thể càng trở nên cấp thiết hơn. Hãy coi việc kiểm tra dinh dưỡng như một phần không thể thiếu trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe tổng thể của bạn và gia đình.