Năm 2012, thống kê trên toàn thế giới có 122.000 ca tử vong, tương đương 330 trường hợp tử vong mỗi ngày và 14 trường hợp tử vong mỗi giờ vì bệnh sởi. Sởi là bệnh nhiễm virut cấp tính, lây truyền rất mạnh, xảy ra quanh năm, cao điểm nhất vào mùa xuân và dễ phát thành dịch. Vậy, đâu là những biểu hiện của bệnh sởi? Những đối tượng nào dễ mắc sởi, điều trị bệnh sởi như thế nào và khám bệnh sởi ở đâu là những câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Sởi là bệnh do virus sởi gây ra, lây truyền qua đường hô hấp, hắt hơi, tiếp xúc gần với với người bị nhiễm bệnh hoặc dịch tiết mũi họng. Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể lây cho khoảng 20 người khác.
Menu xem nhanh:
1. Biểu hiện
- Sốt, chảy nước mắt, phát bạn là những dấu hiệu trẻ đang bị sởi.
Sốt là triệu chứng thường gặp với 3 mức độ: sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao. Chảy nước mắt, nước mũi, ho, viêm màng tiết hợp, mắt có gỉ, sưng nề mắt. Điển hình nhất là nổi ban mọc thứ tự từ mặt xuống thân mình và chân tay, ban cũng bay theo thứ tự trên để lại trên da những vết vằn da hổ
2. Những ai dễ bị mắc bệnh sởi?
Tất cả những ai chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh cao. Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất cao, đặc biệt ở những nơi chưa có miễn dịch (nhà trẻ, mẫu giáo…). Bệnh hay gặp ở những trẻ nhỏ từ 1-4 tuổi, trẻ dưới 6 tháng tuổi ít mắc vì có miễn dịch của mẹ.
Miễn dịch sau khi khỏi bệnh là miễn dịch bền vững nên rất ít khi mắc lại lần 2. Sau khi mắc sởi, sức đề kháng của cơ thể suy giảm nên bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời dễ bị biến chứng như: tiêu chảy cấp, viêm phế quản.. có thể dẫn tới tàn phế, thậm chí tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, trẻ bị suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS. Với phụ nữ mang thai, nếu mắc sởi có thể gây sảy thai hoặc đẻ non.
- Sởi hay gặp ở những trẻ nhỏ từ 1-4 tuổi
3. Điều trị bệnh sởi
Hiện tại chưa có thuốc điều trị bệnh sởi đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng, đề phòng và nuôi dưỡng tốt. Điều trị hỗ trợ gồm hạ sốt: khi trẻ sốt cao trên 38,50C, có thể hạ sốt bằng phương pháp vật lý như cởi bớt quần áo cho trẻ, lau người bằng khăn ấm, cho trẻ uống thuốc. Uống nhiều nước, cho trẻ bú nhiều hơn. Dùng các dung dịch sát trùng mắt, mũi, họng như nhỏ mắt bằng dung dịch argyrol, nhỏ mũi, súc họng bằng dung dịch natriclorid 0,9%.
Các bà mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, ăn các đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, mặc quần áo thoáng mát nhưng không để bé nhiễm lạnh, theo dõi sát các triệu chứng của trẻ để phát hiện sớm các biến chứng.
Phòng chống bệnh sởi, khuyến cáo các bà mẹ cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vaccin sởi đầy đủ, đúng lịch. Tiêm vaccin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm hai mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 – 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vaccin sởi lúc 9 – 11 tháng tuổi, chỉ có 80 – 85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vaccin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90 – 95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vaccin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch bền vững suốt đời.
- Khám bệnh sởi ở đâu? Câu hỏi của nhiều bậc cha mẹ khi con mình không may mắc sởi.
Khám bệnh sởi ở đâu nhanh chóng, uy tín và chính xác là câu hỏi của nhiều người. Được xây dựng theo mô hình Bệnh viện – Khách sạn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là nơi hội tụ của nhiều bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, tận tình với bệnh nhân; hệ thống máy móc thiết bị y tế hiện đại giúp thăm khám chẩn đoán chính xác bệnh; dịch vụ y tế chất lượng cao; Áp dụng chính sách Bảo hiểm y tế theo qui định của Bộ y tế và Luật bảo hiểm Y tế… Bệnh viện Thu Cúc đã và đang là địa chỉ thăm khám bệnh uy tín được nhiều người bệnh tin tưởng. Đây cũng là câu trả lời xứng đáng cho thắc mắc khám bệnh sởi ở đâu của nhiều người.