Khắc phục còi xương thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Còi xương thiếu vitamin D ở trẻ luôn là một vấn đề về dinh dưỡng đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Nguyên nhân hàng đầu của còi xương là do thiếu vitamin D, chính vì vậy việc bổ sung vitamin D để dự phòng và điều trị bệnh còi xương là vô cùng cần thiết.

1. Còi xương ở trẻ em

1.1. Vitamin D có vai trò gì và nguyên nhân gây thiếu

Vitamin D có tác dụng duy trì nồng độ của canxi và phốt pho trong huyết tương của trẻ ở mức ổn định nhờ việc hấp thu các chất này qua đường ruột để làm giảm sự đào thải 2 chất trên qua thận và giúp cho việc tạo xương được diễn ra bình thường.

Việc thiếu hụt vitamin D trong cơ thể có thể khiến cho trẻ em bị còi xương và người lớn bị bệnh loạn dưỡng xương. Vitamin D có thể được dùng để điều trị để giảm canxi máu, giảm phốt pho máu và thiểu năng tuyến cận giáp

còi xương thiếu vitamin d

Trẻ thiếu vitamin D sẽ làm cho trẻ còi xương

Những nguyên nhân gây nên thiếu vitamin D ở trẻ đó là:

– Trẻ từ khi sinh đã không được tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, đặc biệt vào thời tiết mùa đông. Cũng có thể là do trẻ không được bú sữa mẹ hoặc do trẻ có bú mẹ nhưng lượng vitamin D trong cơ thể mẹ không đủ nên không thể cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Nguyên nhân mẹ bị thiếu vitamin D cũng là do mẹ không được tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc do mẹ đã không uống bổ sung vitamin D từ khi mang bầu.

– Cha mẹ cho trẻ ăn dặm sớm cũng là nguyên nhân gây ức chế hấp thu canxi đối với trẻ, hoặc do trẻ uống sữa công thức mà không được bổ sung thêm vitamin D. Cũng có thể do khi trẻ ăn dặm, cha mẹ đã không chú ý đến lượng dinh dưỡng nên bị thiếu hụt vitamin D cho trẻ. Ngoài ra khi trẻ mắc những bệnh nhiễm khuẩn kéo dài cũng là cho khả năng hấp thu vitamin D bị ảnh hưởng không nhỏ.

Thêm vào đó, một số yếu tố khác như địa lý khí hậu, nơi ít nắng, nhiều sương mù, không khí ô nhiễm, nhà cửa chật chội cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị thiếu hụt vitamin D.

1.2. Triệu chứng của bệnh còi xương thiếu vitamin D là gì?

Còi xương là một bệnh lý liên quan đến rối loạn của cơ thể bé, tình trạng này xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt các chất như vitamin D, phốt pho hoặc canxi, khi đó sẽ dẫn đến khả năng xương của trẻ phát triển kém và không được chắc khỏe.

Ở giai đoạn trẻ dưới 3 tuổi, hệ xương đang trong quá trình phát triển nên nếu bị thiếu hụt những chất hình thành xương sẽ làm cho trẻ bị còi xương.

Khi trẻ bị bệnh còi xương sẽ có thể nhận biết thông qua hai dấu hiệu là triệu chứng nhận biết sớm và triệu chứng nhận biết muộn như sau:

-Triệu chứng sớm:

+ Khi trẻ em thường xuyên có những hành động quấy khóc, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình.

+ Trẻ thường ra mồ hôi trộm vào ban đêm kể cả khi thời tiết không hề nóng

+ Trẻ bị rụng tóc nhiều, nhất là vùng sau gáy, hay còn gọi là rụng tóc vành khăn

+ Trong các mốc phát triển, trẻ thường bị chậm hơn so với các trẻ khác

– Những triệu chứng muộn:

+ Xương hộp sọ mềm, có thể ấn lõm vào hoặc biến dạng, đầu bẹt trán dô, trẻ sơ sinh thì lâu liền thóp

+Đầu xương cổ tay bị phì đại nên có dấu hiệu vòng cổ tay

+ Hệ thống xương lồng ngực sườn của trẻ có thể bị biến dạng, cột sống bị cong vẹo, chân vòng kiềng theo dạng chữ O hoặc chữ X

+ Trẻ chậm mọc răng, biết lẫy biết đi hơn các bạn cùng trang lứa

còi xương thiếu vitamin d

Trẻ bị còi xương thường chậm phát triển vận động hơn bạn đồng trang lứa

– Dấu hiệu của thiếu vitamin D của trẻ đó là:

+ Việc thiếu vitamin D có thể khiến cho việc hình thành phát triển hệ xương rất kém, dẫn đến trẻ bị còi xương và xương rất dễ bị gãy khi vận động quá mạnh.

+Trẻ khi bị còi xương do thiếu vitamin D có thể ảnh hướng đến các chức năng của phổi do hệ xương lồng ngực bị biến dạng và chèn ép và phổi. Trẻ thường bị viêm phổi và khó thở.

+ Hệ tuần hoàn cũng trẻ cũng kém hơn so với những trẻ khác, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp

2. Những biện pháp để khắc phục tình trạng còi xương ở trẻ em khi thiếu vitamin D

Vai trò của vitamin D trong cơ thể rất quan trọng, nhất là đối với hệ xương:

– Vitamin D phân phối canxi và phốt pho nên có trò lớn trong hình thành cấu trúc xương của cơ thể trẻ.

– Canxi và phốt pho cũng được tăng hấp thu hơn qua đường tiêu hóa khi có sự đóng góp của vitamin D

– Cùng với hormon tuyến cận giáp, vitamin D sẽ giúp gia tăng sự lắng đọng canxi của xương sau khi tham gia vào sự chuyển hóa của canxi

– Không chỉ có vậy, vitamin D còn có vai trò khác trên cơ thể con người như chuyển hóa hormone, liên quan đến hệ bài tiết, phân chia tế bào…

Nếu cơ thể trẻ bị thiếu hụt vitamin D sẽ làm cho tất cả những chức năng trên bị ảnh hưởng. Chính vì vậy gây nên tình trạng còi xương ở trẻ em và loãng xương đối với người lớn. Chính vì vậy việc bổ sung vitamin D đều đặn chính là biện pháp điều trị cũng như dự phòng còi xương cho trẻ em.

Có thể bổ sung vitamin D thông qua đường ăn uống thực phẩm thông thường hoặc uống trực tiếp những giọt vitamin D vào cơ thể.

Nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin D như sữa, dầu ăn, bánh quy, ngũ cốc, dầu cá, lòng đỏ trứng hoặc các loại bột dinh dưỡng…

còi xương thiếu vitamin d

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều bổ sung vitamin D đường uống

Ngoài việc ăn uống, có thể bổ sung vitamin D theo đường uống cho trẻ . Không nên tự cho trẻ uống vitamin D mà không tuân theo liều lượng. Chính vì vậy nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng vì với mỗi độ tuổi, cân nặng khác nhau sẽ cho uống với liều lượng khác nhau:

– Trẻ em dưới 18 tháng tuổi nếu lượng thực phẩm ăn hàng ngày không giàu vitamin D thì cần bổ sung liên tục 400 IU/ngày

– Trường hợp trẻ sinh non, thiếu cân, trẻ sinh đôi thì cần bổ sung liều từ 400 đến 800 IU/ngày và dùng liên tục trong 15 tháng và sau đó duy trì 200IU/tháng và nhắc lại sau 6 tháng.

– Trường hợp trẻ từ 18 tháng đến 60 tháng tuổi: chỉ uống vào những mùa có ít nắng với liều lượng 400IU/ngày.

– Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nhưng chế độ ăn thiếu hụt vitamin D thì cũng cần bổ sung vitamin D qua đường uống với liều lượng từ 400 cho đến 1200 IU/ngày tùy từng trường hợp.

Lưu ý: Không nên bổ sung quá nhiều vitamin D, có thể dẫn đến tình trạng thừa vitamin D, khi đó trẻ sẽ có những dấu hiệu như: kém ăn, đi ngoài, buồn nôn, sỏi thận…ở trẻ em hay gặp tình trạng viêm kết mạc hình dải băng.

Bên cạnh việc bổ sung qua đường ăn uống hoặc trực tiếp thì cha mẹ nên cho con tắm nắng mỗi ngày khi trời có nắng trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút. Thậm chí phụ nữ có thai, cho con bú cũng nên chăm tắm nắng để sản sinh nhiều vitamin D cho cơ thể. Lưu ý, khi tắm nắng cần lộ phần da thịt cho nắng chiếu trực tiếp vào, không nên tắm nắng quá lâu sẽ ảnh hưởng đến da và chọn thời điểm nắng không quá gắt để phơi nắng.

Trên đây là những thông tin về bệnh còi xương thiếu vitamin D cho cha mẹ tham khảo nếu nghi ngờ con mình đang bị còi xương.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital