- Khạc đờm ra máu có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. (ảnh minh họa)
Menu xem nhanh:
Các nguyên nhân khiến bạn khạc đờm ra máu
Nhiễm trùng
Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm vào cơ quan hô hấp có thể gây viêm lớp niêm mạc đường hô hấp và gây ho, ngứa rát cổ họng. Nếu tình trạng này kéo dài, cũng như không được điều trị hiệu quả, lớp niêm mạc sẽ bị tổn thương và chảy máu. Các tác động mạnh đến cơ quan hô hấp như ho, khạc có thể khiến đờm dính máu. Ngoài ra, sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng trên có gây tắc mạch phổi, khiến huyết khối bị vỡ, lượng máu dẫn đến phổi ít do đó khi ho hay khạc đờm cũng có thể ra cả máu.
Viêm thanh quản
- Viêm thanh quản kéo dài lâu ngày khiến lớp niêm mạc thanh quản bị tổn thương có thể gây khạc đờm ra máu. (ảnh minh họa)
Bệnh viêm thanh quản cấp và mãn tính kéo dài lâu ngày khiến lớp niêm mạc thanh quản bị tổn thương, mỏng dần và dễ sưng tấy. Khi gặp các tác động như khói, bụi,… gây kích ứng dây thanh quản khiến bạn cảm thấy ngứa rát cổ họng, ho nhiều và khạc đờm ra máu.
Viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm đường dẫn khí trong phổi. Các ống chính mà không khí chảy qua trong phổi được gọi là phế quản và phân nhánh các ống nhỏ hơn gọi là tiểu phế quản. Khi các ống này bị viêm, chúng gây ra hẹp, co thắt và tắc nghẽn đường thở, dẫn đến triệu chứng viêm phế quản. Nếu không được điều trị, khi ho hay khạc nhiều sẽ dễ gây khạc đờm ra máu.
Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng) như phổi bị viêm, mà chủ yếu ảnh hưởng đến các túi khí nhỏ được gọi là phế nang. Viêm phổi thường gây ra bởi hiện tượng nhiễm trùng do nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, nấm và các ký sinh trùng. Viêm phổi cũng dễ gây khạc đờm ra máu nếu như không có biện pháp điều trị hiệu quả.
Viêm amidan
Viêm amidan mạn tính (viêm amidan quá phát) là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amidan khẩu cái, gây khạc đờm ra máu.
Lao phổi
- Bệnh lao phổi rất dễ gây khạc đờm ra máu và thường xuất hiện vào buổi sáng. (ảnh minh họa)
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây khạc đờm ra máu vào buổi sáng. Kèm theo là sốt nhẹ về chiều, người mệt mỏi, ra mồi hôi trộm vào ban đêm, sút cân không rõ nguyên nhân… Để xác định được chính xác tình trạng này có phải do lao phổi hay không,thì cần phải thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây tổn thương ở nhu mô phổi, mạch máu phổi, tổn thương đường thở gây khạc đờm ra máu. Dấu hiệu điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn còn gồm khó thở và ho có đờm. Thường người bệnh sẽ ho có đờm lẫn máu vào buổi sáng, đờm nhầy có mủ.
Ung thư phổi
Khạc đờm ra máu vào buổi sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi. Nguyên nhân này chiếm đến 20%. Khi đó, người bệnh sẽ có thêm các dấu hiệu khác như chán ăn, thở khò khè, đau ngực, người mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân và ho ra máu.
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là loại ung thư ác tính xuất hiện ở vòm họng phía sau, chỗ thắt vòm họng hoặc “ngách hầu”. Ung thư vòm họng khác với những bệnh ung thư khác khi có sự xuất hiện, nguyên nhân, hành vi và điều trị bệnh. Là loại ung thư có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hay gặp nhất ở độ tuổi 40 -60 tuổi. Bên cạnh triệu chứng khạc đờm ra máu, ung thư vòm họng còn xuất hiện kèm đau họng, cổ, tai và sụt cân.
Bị khạc đờm ra máu xử trí như thế nào?
- Hệ thống y tế Thu Cúc là đơn vị chăm sóc sức khỏe uy tín được nhiều người tin tưởng và lựa chọn hiện nay. (ảnh minh họa)
Như vậy khạc đờm ra máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bị khạc đờm ra máu, bạn đừng nên quá hốt hoảng, hãy lưu ý những điều sau:
– Vệ sinh sạch sẽ vùng họng bằng nước muối sinh lý hoặc dùng nước sạch để súc miệng, giúp tống xuất đờm rãi trong miệng ra khỏi họng, tránh để virus, vi khuẩn có cơ hội lây lan, phát triển ở khoang miệng và xâm nhập vào các cơ quan như mũi, họng, phế quản, phổi,…. Có thể dùng khăn mềm sạch để đựng đờm rãi, hoặc khạc trực tiếp ra bồn rửa mặt hay chậu sau đó xả bằng nước sạch để tránh virus, vi khuẩn, ký sinh trùng có thể lây nhiễm cho người khác.
– Sau đó nên đi thăm khám ngay với bác sĩ, lưu ý các bệnh lý về đường hô hấp, các bệnh lý truyền nhiễm, ung thư nếu có hãy chia sẻ với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp xử trí tốt nhất.