Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Khi bệnh mới khởi phát có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể gặp phải biến chứng. Vậy bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị loét dạ dày tá tràng nhanh khỏi? Người bệnh tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Menu xem nhanh:
1. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý như thế nào?
1.1 Những người có nguy cơ cao mắc loét dạ dày tá tràng
Bệnh loét dạ dày tá tràng tấn công và gây tổn thương viêm, loét tại niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non(còn gọi là tá tràng). Lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng bị bào mòn khiến cho lớp lót của dạ dày hoặc thành ruột bị lộ.
Căn bệnh tiêu hóa này có thể gặp ở bất kì đối tượng, giới tính, tuổi tác nào, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ rất thuận lợi dẫn đến tình trạng bệnh loét dạ dày tá tràng, có thể kể đến như:
– Hút nhiều thuốc lá và uống nhiều đồ uống có cồn: Thuốc lá có chứa đến hơn 20 loại chất gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là nicotine. Chất này dẫn tới kích thích từ đó dẫn tới nhiều cortisol làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
– Căng thẳng thần kinh dài ngàY: Những người hay bị căng thẳng, stress có thể dẫn tới nguy cơ loét dạ dày tá tràng cao hơn người bình thường bởi căng thẳng có ảnh hưởng rất lớn đến việc bài tiết axit trong dạ dày.
– Người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: Việc thực khuya, bỏ bữa sáng hay ăn uống không đúng giờ, lười vận động… có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cũng là yếu tố gây bệnh loét dạ dày tá tràng.
1.2 Những nguyên nhân điển hình gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Hai nguyên nhân chính dẫn tới bệnh loét dạ dày tá tràng là bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori(hay vi khuẩn HP) và dùng thuốc kháng viêm không steroid(thuốc thường dùng để trị bệnh đau khớp)
– Đối với trường hợp nhiễm vi khuẩn HP: Đây là trường hợp phổ biến và cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Khi xâm nhập vào trong cơ thể người bệnh, vi khuẩn HP sẽ tấn công lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày tá tràng và tiết ra độc tố làm mất chức năng của niêm mạc đó là chống lại axit.
– Đối với trường hợp sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: Sử dụng các dòng thuốc kháng viêm và giảm đau lâu dài, đặc biệt là ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin(có chức năng bảo vệ sụt giảm niêm mạc dạ dày, ngăn nguy cơ viêm loét).
1.3 Những dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng điển hình
Người bệnh loét dạ dày tá tràng có thể theo dõi những triệu chứng sau:
– Người bệnh bị đau bụng vùng thượng vị với chu kỳ nhất định, cơn đau âm ỉ hoặc kéo dài kèm theo cảm giác bỏng rát.
– Ợ hơi, ợ chua, rát họng và có cảm giác buồn nôn.
– Người bệnh bị mất ngủ, khó vào giấc và ngủ chập chờn
– Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa: đi ỉa chảy, táo bón…
– Ăn uống không ngon miệng
Bệnh loét dạ dày tá tràng nếu để kéo dài và không điều trị sớm sẽ thành mạn tính và khó có thể điều trị dứt điểm. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý với nhiều biến chứng nguy hại như:
– Người bệnh bị thủng dạ dày hoặc tá tràng
– Xuất huyết tiêu hóa trên: Chảy máu ở khu vực viêm loét có thể dẫn đến tình trạng mất máu, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi có triệu chứng chóng mặt, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen.
– Hẹp môn vị: Khi mô viêm xơ phát triển ở trên ổ loét và làm hẹp lòng ruột hoặc dạ dày, thức ăn sẽ khó di chuyển dẫn đến người bệnh nôn mửa, sút cân, tức bụng…
2.Hướng dẫn bệnh nhân điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
2.1 Hướng dẫn phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là bệnh lý tiêu hóa cấp hoặc mạn tính do mất cân bằng bảo vệ; xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc, vi khuẩn tấn công, stress dài ngày, trào ngược các chất bài tiết của tụy, acid mật, mật…
Đối với điều trị loét dạ dày tá tràng, điều quan trọng nhất là người bệnh cần nắm được thời điểm điều trị tốt nhất. Phương hướng điều trị là làm liền vết thương lở loét trong dạ dày, giảm đau đớn và giảm khả năng gặp phải biến chứng cho người bệnh.
Về nguyên tắc, người bệnh không dùng phối hợp nhiều thuốc có cùng cơ chế điều trị. Đa phần khi bị loét dạ dày tá tràng, người bệnh thường được chỉ định điều trị nội khoa trong khoảng thời gian từ 4 – 8 tuần tùy vào từng trường hợp riêng biệt.
Tuy nhiên khi điều trị nội khoa không có tiến triển hoặc người bệnh xuất hiện biến chứng nặng thì cần phẫu thuật để điều trị dứt điểm. Người bệnh cần kiểm tra nội soi mỗi đợt điều trị để có thể nắm bắt được cụ thể tình trạng bệnh, đáp ứng thuốc và hiệu quả điều trị. Đồng thời, người bệnh cũng cần phối hợp với các chuyên gia để uy tín để có phác đồ điều trị hiệu quả, an toàn.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc để điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng khác nhau với nhiều mục đích khác nhau như: giảm yếu tố gây loét, tăng cường sự bảo vệ niêm mạc dạ dày, diệt trừ vi khuẩn HP… Các nhóm điều trị chính bao gồm:
– Giảm yếu tố viêm loét bằng thuốc gây ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin và thuốc trung hòa acid clohydric khi đã bài tiết vào dạ dày, tá tràng.
– Tăng cường yếu tố bảo vệ dạ dày: các dòng thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày và băng bó khu vực lở loét; các dòng thuốc kích thích sản xuất dịch nhầy cho dạ dày hoặc phương pháp kích thích tái tạo niêm mạc dạ dày bằng laser cường độ thấp – Heli- Neon.
– Diệt trừ vi khuẩn HP(nếu có): Các dòng thuốc kháng sinh hoặc diệt khuẩn.
2.2 Hướng dẫn chế độ ăn uống khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống khi bị loét dạ dày tá tràng và trong quá trình điều trị bệnh để hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất. Người bệnh cần chú ý những nguyên tắc ăn uống quan trọng sau:
– Người bệnh không sử dụng thuốc lá, thuốc lào
– Không sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu bia…
– Không sử dụng các gia vị cay nóng như ớt, đồ chua, tiêu xay, dấm…
– Xây dựng chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
– Tránh căng thẳng quá độ và stress kéo dài
– Không làm việc quá sức
– Thăm khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi cơ thể.
Bệnh loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên chỉ cần người bệnh phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bệnh điều trị nhanh và hiệu quả hơn.