Menu xem nhanh:
1. Vi khuẩn HP và các con đường lây nhiễm vi khuẩn HP
1.1. Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP tên đầy đủ là Helicobacter Pylori sinh sống và phát triển được trong môi trường hiếm khi như bên trong dạ dày người. Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về dạ dày, trong đó điển hình là bệnh viêm loét dạ dày. Đây cũng là tác nhân gây bệnh ung thư dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả.
Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác qua rất nhiều con đường khác nhau. Mọi đối tượng đều có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP khi tiếp xúc với nguồn bệnh với một cách không an toàn.
1.2. Các con đường có thể lây nhiễm vi khuẩn HP
– Lây qua đường miệng
Đây là con đường chủ yếu dẫn đến lây nhiễm vi khuẩn HP. Thói quen ăn uống mớm thức ăn cho trẻ, hút mũi bằng miệng, dùng chung đồ dùng ăn uống, sinh hoạt với người nhiễm HP, hay các hoạt động có liên quan tiếp xúc nước bọt…sẽ có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP.
Ngoài ra, khi tiếp xúc với phân của người bị nhiễm vi khuẩn HP khi đi vệ sinh hay lây nhiễm qua thức ăn, các vật trung gian như côn trùng ruồi, gián, chuột,… mang vi khuẩn HP từ phân của người bệnh truyền vào thức ăn nếu thức ăn không được đậy kín hoặc vệ sinh sạch sẽ. Các thực phẩm bẩn, nguồn nước ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh dễ có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bị bệnh sang người lành tính.
– Lây nhiễm từ các vật dụng y tế
Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người bị bệnh sang đối tượng khác qua các vật dụng y tế như dụng cụ nội soi dạ dày – đại tràng, các thiết bị nha khoa,… Chính vì vây, khi thăm khám các bệnh lý tiêu hóa thì việc khử trùng các thiết bị y tế là một điều rất cần thiết và vô cùng quan trọng để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh.
2. “Hôn” có lây nhiễm vi khuẩn HP không?
Theo con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP đã nêu trên, ta nhận thấy vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua đường miệng thông qua hoạt động tiếp xúc nước bọt như hôn.
Từ đó chúng ta có thể trả lời câu hỏi hôn có lây nhiễm vi khuẩn HP không: Khi hôn lượng nước bọt của cả 2 người sẽ được tiết ra và có thể trao đổi cho nhau qua đường miệng, do đó nếu một người bị nhiễm vi khuẩn HP thì có thể lây nhiễm cho đối phương.
Tuy nhiên khả năng truyền nhiễm vi khuẩn HP khi hôn là không cao. Để phòng tránh vi khuẩn HP và các loại virus, vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng bạn nên vệ sinh miệng sạch sẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm cho đối phương.
3. Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Hiện nay có đến 70% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP, trong số đó có đến 90% người bị nhiễm vi khuẩn HP mắc các bệnh lý về dạ dày, điển hình là viêm loét dạ dày – tá tràng.
Loại vi khuẩn này thường phát triển âm thầm không biểu lộ rõ các triệu chứng để chúng ta có thể sớm nhận biết, chỉ đến khi xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ đến nặng, đầy hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa, nôn nhiều,…người bệnh đi khám sức khỏe mới phát hiện mình bị nhiễm vi khuẩn HP.
Và điều đáng chú ý hơn là vi khuẩn HP có khả năng lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh, chúng gây ra các tổn thương dạ dày và nặng hơn là có thể gây ra ung thư dạ dày.
4. Cách phát hiện vi khuẩn HP
4.1. Sử dụng phương pháp xâm lấn
Tiến hành nội soi dạ dày để đánh giá tình trạng viêm loét dạ dày của bệnh nhân. Sau khi nội soi xong, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô sinh để đi sinh thiết, làm sinh thiết mô bệnh hay hay nuôi cấy vi khuẩn.
4.2. Sử dụng phương pháp không xâm lấn
Có thể sử dụng 3 cách sau để phát hiện người bị nhiễm HP mà không cần nội soi dạ dày:
– Kiểm tra hơi thở
– Thực hiện xét nghiệm để tìm HP có trong phân.
– Xét nghiệm máu để tìm HP.
Sau khi thực hiện các phương pháp kiểm tra này nếu phát hiện thấy có vi khuẩn HP bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn, đồng thời tư vấn chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cũng như biện pháp phòng tránh để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HP cho bạn và những người thân yêu. Mọi đối tượng đều có thể lây nhiễm khuẩn HP, do đó chúng ta cần thăm khám sớm để phát hiện và có hướng điều trị kịp thời.