Hội chứng của bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các triệu chứng của hội chứng này có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nhưng nếu cha mẹ biết cách nhận diện, sẽ giúp trẻ được điều trị hiệu quả hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về các biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

1. Tìm hiểu qua về suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh là tình trạng xảy ra khi phổi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh sau khi sinh, dẫn đến thiếu hụt surfactant – một chất có vai trò duy trì tính hoạt động bề mặt của phế nang, giúp chúng không bị xẹp. Sự thiếu hụt này làm giảm diện tích trao đổi khí trong phổi, gây ra tình trạng khó thở nghiêm trọng.

Đây là một bệnh lý thường gặp trong giai đoạn sơ sinh, đặc biệt là trong những ngày đầu sau sinh, và xảy ra phổ biến hơn ở trẻ sinh non so với trẻ đủ tháng. Đối với trẻ sơ sinh, phổi là cơ quan then chốt giúp duy trì sự sống sau khi rời khỏi tử cung. Những trẻ bị suy hô hấp cấp thường gặp khó khăn trong việc hít thở bình thường, và hội chứng này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Vì vậy mà việc phát hiện sớm và chữa trị kịp thời là vô cùng cấp thiết.

Suy hô hấp ở trẻ là tình trạng xảy ra khi phổi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh sau khi sinh

Suy hô hấp ở trẻ là tình trạng xảy ra khi phổi của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh sau khi sinh

2. Nguyên nhân dẫn đến suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh là sinh non. Phổi của trẻ sinh non thường chưa sản xuất đủ surfactant, dẫn đến việc phổi khó giãn nở và co rút, gây khó khăn trong việc hô hấp. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, bao gồm:

Sinh mổ.

– Mẹ bị bị tiểu đường trong quá trình thai sản.

– Gia đình có tiền sử suy hô hấp sơ sinh.

– Mang song thai, tam thai.

– Tổn thương chu sinh, chẳng hạn như ngạt hoặc xuất huyết trước sinh.

– Giảm lưu lượng máu đến thai nhi trong thai kỳ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phổi.

3. Triệu chứng điển hình

Phần lớn các dấu hiệu của hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh có thể được nhận biết ngay sau khi trẻ chào đời, tuy nhiên, một số triệu chứng có thể xuất hiện muộn hơn, trong vòng 24 giờ sau sinh. Các triệu chứng điển hình sẽ gồm có:

– Trẻ thở khó, thở gấp dữ dội và đột ngột, sau đó nhịp thở trở nên nhanh.

– Cánh mũi phập phồng, thở ra kèm tiếng rên.

– Co kéo lồng ngực khi thở, các cơ liên sườn co lại, xương ức bị lõm xuống.

– Tím tái toàn thân, tim đập nhanh do thiếu oxy nghiêm trọng.

– Thở khò khè, có dấu hiệu ngạt thở.

– Đổ nhiều mồ hôi.

Mặc dù đây là một bệnh lý nghiêm trọng, các triệu chứng của suy hô hấp cấp có thể giống với nhiều bệnh hô hấp và nhiễm trùng khác ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu cha mẹ phát hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở trẻ như liệt kê ở trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị kịp thời.

Nếu không được xử trí sớm, suy hô hấp cấp có thể khiến nồng độ khí carbon dioxide (CO₂) trong máu tăng cao, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho trẻ.

Nếu không được xử trí sớm, bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể khiến nồng độ khí carbon dioxide (CO₂) trong máu tăng cao, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho trẻ.

4. Biến chứng của bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Suy hô hấp cấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng. Các biến chứng có thể bao gồm:

Giảm thị lực.

– Nhiễm trùng huyết.

– Chậm phát triển trí tuệ.

– Tích tụ khí quanh tim hoặc phổi.

– Xuất huyết ở não hoặc phổi.

– Loạn sản phế quản phổi.

– Viêm phổi.

– Suy thận và các rối loạn chuyển hóa hoặc hệ cơ quan khác.

– Mức độ và loại biến chứng có thể khác nhau ở mỗi trẻ, tùy theo tình trạng bệnh, mức độ thiếu oxy và khả năng đáp ứng điều trị.

5. Chẩn đoán suy hô hấp cấp

5.1. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

– Tần số thở bất thường

– Co kéo cơ hô hấp

– Âm thở bất thường

– Đo độ bão hòa oxy (SpO₂)

Ảnh hưởng đến các bộ phận khác của trẻ sơ sinh

– Tim mạch:

Nhịp nhanh xoang, cơn nhịp nhanh kịch phát, loạn nhịp, nhịp chậm.

Giai đoạn đầu: Huyết áp tăng do bù trừ.

Giai đoạn muộn: Huyết áp tụt, có thể ngừng tim do thiếu oxy hoặc tăng CO₂.

– Da và niêm mạc:

Da xanh tái do co mạch.

Tím tái là dấu hiệu muộn.

Tím trung tâm (môi, lưỡi): Trẻ sắp ngừng thở.

Vã nhiều mồ hôi không do nóng hoặc vận động.

– Tri giác:

Trẻ kích thích, sau đó li bì, giảm trương lực, có thể hôn mê.

Các cơ quan khác: Có thể ảnh hưởng đến gan, thận, tiết niệu (ví dụ: thiểu niệu, tăng men gan…).

bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời

5.2. Chẩn đoán bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Chụp X quang phổi:

Chỉ định cho mọi bệnh nhân suy hô hấp cấp.

Mục đích: Xác định nguyên nhân (viêm phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi…), sau đó bác sĩ sẽ có thể lên phác đồ điều trị cụ thể cho trẻ.

– Xét nghiệm sinh hóa máu:

Có thể gặp: Tăng Kali máu, giảm Canxi máu, rối loạn điện giải do suy hô hấp kéo dài.

– Công thức máu:

Đánh giá: Bạch cầu, tiểu cầu, Hgb – hỗ trợ chẩn đoán viêm nhiễm, thiếu máu hoặc chảy máu.

– Xét nghiệm vi sinh:

Bao gồm: Test cúm, cấy dịch tỵ hầu, phân tích dịch nội khí quản, nhằm xác định nguyên nhân nhiễm trùng gây suy hô hấp.

Tổng kết lại, bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là một trong những tình trạng nghiêm trọng, đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và đưa trẻ đến cơ sở y tế là rất quan trọng. Cha mẹ cần luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trong những tuần đầu đời, để phòng tránh các nguy cơ gây suy hô hấp. Điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh chóng và giảm thiểu biến chứng lâu dài.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital