Bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh cấp cứu và xử trí kịp thời

Tham vấn bác sĩ

Bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ sinh non tháng, do phổi chưa trưởng thành. Bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ở phổi người bình thường, bên trong phế nang có chứa một chất là chất giảm hoạt bề mặt có tác dụng duy trì tính ổn định của phế nang, giúp cho các phế nang không bị xẹp. Chất giảm hoạt bề mặt ở phổi của bào thai xuất hiện tương đối vào tuần thứ 20. Nó phủ vách trong của phế nang và có trong nước ối vào tuần thứ 28-36.

Bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ sinh non tháng, do phổi chưa trưởng thành.
Bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ sinh non tháng, do phổi chưa trưởng thành.

Ở trẻ sinh non khi phổi chưa thực sự trưởng thành chất giảm hoạt bề mặt sẽ chưa hoàn thiện. Khi thiếu chất này, phế nang sẽ bị xẹp, dẫn đến hiện tượng huyết tương tràn vào phế nang. Chất của huyết tương lắng đọng phía trong của các phế nang và các tiểu phế quản, tạo thành một lớp màng. Màng này cản trở sự lưu thông khí và sự trao đổi oxy dẫn đến suy hô hấp và tử vong nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Bệnh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện gì?

Thông thường, sau khi sinh khoảng vài phút hoặc vài giờ trẻ xuất hiện hội chứng suy hô hấp nặng mà không tìm thấy các nguyên nhân như: Nhiễm khuẩn, ngạt nước ối, hít phải phân su… với biểu hiện là khó thở nhanh nông, nhịp thở trên 60 lần/phút. Các khoang liên sườn, hõm trên ức, co kéo, cánh mũi phập phồng, toàn thân tím tái.

Sau khi sinh khoảng vài phút hoặc vài giờ trẻ xuất hiện hội chứng suy hô hấp nặng mà không tìm thấy các nguyên nhân
Sau khi sinh khoảng vài phút hoặc vài giờ trẻ xuất hiện hội chứng suy hô hấp nặng mà không tìm thấy các nguyên nhân

Nếu nhẹ và hỗ trợ điều trị đúng thì sau khoảng 72 giờ các triệu chứng giảm dần. Nếu nặng, các dấu hiệu tím tái, khó thở tăng lên, huyết áp hạ, thân nhiệt hạ, trẻ có thể tử vong sau vài giờ.
Tuy nhiên đối với trẻ được cứu sống, sau khi khỏi bệnh có thể để lại một số di chứng như thiếu oxy não, xuất huyết não, hạ đường huyết…

HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Nguyên tắc chung trong quá trình hỗ trợ điều trị suy hô hấp ở trẻ, đảm bảo tốt thông khí và oxy máu, duy trì khả năng chuyên chở oxy, có thể hỗ trợ cho trẻ thở bằng bình ôxy.
Bên cạnh đó, cần cung cấp đủ năng lượng, hỗ trợ điều trị các nguyên nhân gây ra suy hô hấp, áp dụng các phương pháp hỗ trợ chẳng hạn như bảo vệ thân nhiệt, dinh dưỡng, hỗ trợ tuần hoàn và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cho trẻ.
Suy hô hấp là hội chứng làm ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hô hấp của trẻ,vì thế việc đầu tiên khi hỗ trợ điều trị bệnh là thông đường thở cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ suy thở do sặc sữa hoặc sặc đờm dãi.

Ưu điểm khi hỗ trợ điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Thu Cúc

  • Thủ tục đăng ký nhanh gọn, đặt lịch khám dễ dàng qua tổng đài 1900 55 88 92.
  • Được thăm khám và hỗ trợ điều trị trực tiếp với bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm
  • Có tự lựa chọn bác sĩ hỗ trợ điều trị cho mình.
  • Trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ tối đa trong việc chẩn đoán bệnh, từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả
  • Quy trình khám chữa bệnh khép kín
  • Được thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước.

Phòng tránh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp, điều quan trọng là khi mang thai, thai phụ phải đảm bảo sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động phù hợp. Khám theo dõi thai đều đặn để được tư vấn chăm sóc tốt, phát hiện sớm những nguy cơ để hạn chế tối đa tình trạng sinh non, sinh con nhẹ cân.

Thai phụ cần kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ nhằm kịp thời xử lý những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, ảnh hưởng tới mẹ và con
Thai phụ cần kiểm tra, theo dõi sức khỏe định kỳ nhằm kịp thời xử lý những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, ảnh hưởng tới mẹ và con

Ngoài ra ở các thai phụ có nguy cơ như: Phải mổ lấy thai, thời gian chuyển dạ quá lâu, bị băng huyết, sinh đôi, bị bệnh đái tháo đường, sử dụng chất kéo dài trong thời gian mang thai, tiền sử gia đình có trẻ bị bệnh màng trong,… cần được các bác sĩ chuyên khoa khám quản lý theo dõi chặt chẽ để xử trí kịp thời.
Khi sinh, sản phụ phải đến cơ sở y tế, tuyệt đối không sinh con tại nhà. Sau đẻ, sản phụ và người chăm sóc trẻ cần biết cách theo dõi trẻ, phát hiện những bất thường để xử lý kịp thời.

Ý kiến người bệnh

Chị Nguyễn Lan Mai (29 tuổi – Phú Thọ) chia sẻ: “Con tôi bị suy hô hấp và được hỗ trợ điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc. Bác sĩ rất tận tình, coi bệnh nhân như người nhà vì thế tôi cũng yên tâm hơn. Sau một thời gian hỗ trợ điều trị con tôi đã khỏi bệnh và khỏe lại, tôi hạnh phúc như vỡ òa. Xin cảm ơn Bệnh viện Thu Cúc rất nhiều.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital