Suy hô hấp cấp ở trẻ em đừng để biến chứng rồi mới tìm cách cứu chữa

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Suy hô hấp cấp ở trẻ em là tình trạng phổi của trẻ đột nhiên không đảm bảo chức năng trao đổi khí gây ra thiếu oxy máu, kèm theo hoặc không kèm theo tăng CO2 máu. Suy hô hấp cấp ở trẻ em nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
suy hô hấp cấp ở trẻ em

Suy hô hấp ở trẻ em nếu không được xử trí kịp thời sẽ rất nguy hiểm. (ảnh minh họa)

1.Nguyên nhân gây suy hô hấp cấp ở trẻ em

Hô hấp phụ thuộc vào ba yếu tố chính:

  • Thông khí phế nang
  • Tuần hoàn của dòng máu trong phổi
  • Khả năng khuyếch tán khí qua màng phế nang mao mạch

Suy hô hấp cấp có thể xảy ra do sự rối loạn của một trong ba yếu tố trên, hoặc phối kết hợp các yếu tố trên. Các yếu tố khiến trẻ dễ bị suy hô hấp cấp gồm có:

– Trẻ có tiền sử mắc bệnh tim mạch, hen suyễn, viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp hoặc viêm màng não.

– Trẻ có dị vật kẹt tại đường thở.

– Trẻ bị bại liệt, hội chứng Guillain-Barre, nhược cơ, rắn hổ cắn, chứng porphyrre cấp có thể gây liệt cơ hô hấp và gây suy hô hấp cấp.

hen phế quản dễ gây suy hô hấp nếu không có biện pháp phòng tránh và xử trí kịp thời

Các bệnh lý đường hô hấp như hen phế quản, viêm phổi, hen suyễn,… có thể gây suy hô hấp nếu không có biện pháp phòng tránh và xử trí kịp thời. (ảnh minh họa)

2. Biểu hiện suy hô hấp cấp ở trẻ em

biểu hiện suy hô hấp ở trẻ em

Trẻ bị suy hô hấp thường có các biểu hiện như khó thở, nhịp thở không đều, tím tái,… (ảnh minh họa)

Trẻ bị suy hô hấp cấp thường có các biểu hiện sau:

  • Khó thở, thở gắng sức, thở không đều (lúc thở nhanh, lúc nghỉ)
  • Khi thở có tiếng bất thường: thở rít, rên, thở khò khè.
  • Trẻ vã mồ hôi, mệt mỏi
  • Tím tái

3. Biến chứng suy hô hấp ở trẻ em

Trẻ bị suy hô hấp nếu không có biện pháp xử trí kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:

Rối loạn nhịp tim: Khi nhịp tim nhanh kịch phát, lúc nhịp tim chậm, trụy mạch.

– Huyết áp không ổn định: Ban đầu huyết áp tăng nhưng giai đoạn cuối lại giảm.

– Da và niêm mạc xanh hoặc tím tái do mạch máu bị co vì thiếu Oxy

– Giảm nhận thức tri giác: Kich thích kém, hôn mê li bì, giảm trương lực

– Ngừng tim: Do thiếu oxy trầm trọng hoặc tăng quá nhiều CO2

– Ảnh hưởng các cơ quan khác: thay đổi kich thước gan mật, suy giảm chức năng tiết niệu, lõm ngực,…

– Tử vong

4. Chẩn đoán và điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em

Chẩn đoán suy hô hấp cấp ở trẻ

Khám lâm sàng: Khám phổi, tim mạch, khám hô hấp,…

Cận lâm sàng: Chụp phổi (cần làm ngay tại chỗ cho tất cả bệnh nhân suy hô hấp cấp); Xét nghiệm các khí trong máu (SaO2, PaO2, PaCO2,…), siêu âm tim,…

Điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ

Điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ cần tuân thủ: đảm bảo thông khí tốt, đưa oxy và CO2 trong máu nhanh chóng trở về mức ổn định; điều trị nguyên nhân và đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho người bệnh; duy trì và tăng cường khả năng chuyên chở của hệ thống vận chuyển oxy, hỗ trợ sửa chữa và hàn gắn tổn thương, giúp phục hồi chức năng của hệ thống hô hấp. Các biện pháp thông đường thở, cung cấp khí oxy, điều trị hỗ trợ cần đảm bảo được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital