Ung thư cổ tử cung là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt nam, chỉ đứng thứ 2 sau ung thư vú. Đáng nói, tỷ lệ nữ giới mắc căn bệnh này ngày một tăng. Và nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, việc tầm soát ung thư cổ tử cung là vô cùng quan trọng để điều trị hiệu quả bệnh. Vậy quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ diễn ra như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Một số thông tin chung về ung thư cổ tử cung
Tử cung của phụ nữ là khe hẹp nối giữa âm đạo và tử cung. Trong tình trạng khỏe mạnh, tử cung bình thường sẽ có màu hồng với lớp tế bào vảy mỏng và phẳng. Có trên 80% số người mắc bệnh đều là sự bất thường của biểu mô lớp tế bào vảy này. Ở nữ giới, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung như:
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh
- Quan hệ tình dục sớm và không an toàn
- Vệ sinh không sạch sẽ bộ phận sinh dục
- Không thay đồ lót hay bằng vệ sinh thường xuyên
- Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm
- Người từng mắc bệnh phụ khoa nhưng không điều trị triệt để dẫn tới bệnh dễ tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn…
Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở Việt Nam không hề nhỏ và thường ở độ tuổi trung niên. Dưới 20 tuổi thì căn bệnh này hiếm khi gây ảnh hưởng.
2.Tại sao phụ nữ cần tầm soát ung thư cổ tử cung?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp chẩn đoán, giúp phát hiện ra các tế bào bất thường ở cổ tử cung của nữ giới. Các tế bào này sẽ dần phát triển thành tế bào ung thư dưới sự tác động của các tác nhân gây bệnh trải qua nhiều năm. Thông thường, ở những giai đoạn hình thành tế bào bất thường này, cơ thể nữ giới ít có những biểu hiện rõ rệt, nên người bệnh rất khó để nhận biết được.
Do đó, chị em phụ nữ cần phải chủ động thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung để kiểm tra xem trong tử cung mình có xuất hiện tế bào bất thường hay không. Nếu phát hiện sớm dấu hiệu bệnh thì quá trình điều trị của bạn cũng sẽ diễn ra kịp thời và tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn rất nhiều.
3. Phương pháp sàng lọc phổ biến thường áp dụng
3.1. Sàng lọc tế bào Pap smear trong quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung
Xét nghiệm Pap smear hay còn gọi là xét nghiệm Pap/phết tế bào cổ tử cung. Đây là một xét nghiệm tế bào học nhằm tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Nhiệm vụ của phương pháp này là phát hiện sớm các biến đổi tế bào ở cổ tử cung. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho người bệnh. Kỹ thuật lấy mẫu diễn ra vô cùng đơn giản và được các bác sĩ thực hiện trong khi khám phụ khoa cùng các dụng cụ chuyên biệt.
Sau khi tiến hành lấy các mẫu tế bào trong tử cung, bác sĩ sẽ phết chúng lên lam kính, nhuộm màu và thực hiện soi dưới kính hiển vi. Nếu thấy xuất hiện các tế bào rỗng thì chứng tỏ bệnh nhân đã bị nhiễm virus HPV.
Theo khuyến cáo, độ tuổi phù hợp để phụ nữ thực hiện sàng lọc tế bào Pap smear là từ 21 tuổi trở lên, tần suất 2 năm hoặc 3 năm làm xét nghiệm 1 lần.
3.2. Xét nghiệm virus HPV trong quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung
HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục và có khoảng 200 type. Trong đó, HPV 16 và HPV 18 là hai loại nguy hiểm nhất, dẫn tới 75 – 80% trường hợp ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Virus HPV rất dễ lây lan, có thể lây qua da, âm đạo, tử cung… của người bị nhiễm.
Ở các nước phát triển, xét nghiệm virus HPV là một trong các phương pháp phổ biến hiện được áp dụng để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Kỹ thuật lấy mẫu của phương pháp này cũng rất đơn giản, tương tự với kỹ thuật lấy tế bào âm đạo cổ tử cung. Xét nghiệm HPV được khuyến cáo thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap smear để mang tới kết quả có độ chính xác cao nhất.
Ngoài ra, còn một số phương pháp khác như soi tươi dịch âm đạo, soi cổ tử cung,… cũng có thể được bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện trong quá trình khám.
4. Chi tiết về quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung
Việc tầm soát ung thư cổ tử cung tại bệnh viện thường được thực hiện một cách nhanh chóng theo các bước như sau:
Bước 1: Khám lâm sàng tổng quát và bộ phận sinh dục
Đây là bước khám đầu tiên trong quy trình. Thông qua bước khám này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ thông tin về tình trạng sức khỏe, những bất thường, tiền sử bệnh lý của cá nhân/ gia đình,… Từ đó có những chỉ định tiếp theo phù hợp nhất cho người thăm khám.
Bước 2: Tiến hành xét nghiệm
Hai loại xét nghiệm phổ biến thường được áp dụng là:
- Xét nghiệm Thin Prep hay Pap Smear
- Xét nghiệm HPV
Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện 1 trong 2 hoặc cả 2 loại xét nghiệm này.
Bước 3: Trả kết quả
Tuỳ thuộc vào cơ sở y tế bạn lựa chọn thăm khám mà kết quả sẽ được trả trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Để đảm bảo sự an toàn và chính xác, chị em phụ nữ cần lựa chọn những địa chỉ uy tín, được phản hồi tốt, đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
Với những người ở độ tuổi trên 65 mà không thấy có sự bất thường nào ở tế bào cổ tử cung, hoặc thực hiện xét nghiệm Pap và HPV đều cho ra kết quả âm tính trong vòng 10 năm qua thì có thể ngừng tiến hành tầm soát ung thư.