Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản rằng “Lâu lâu đi tầm soát ung thư cổ tử cung là được rồi. Năm nào cũng tầm soát có được việc gì đâu”. Nhưng đây là suy nghĩ sai lầm bởi tế bào ung thư xuất hiện và tấn công một cách âm thầm, cách duy nhất để kiểm soát nó chính là sàng lọc định kỳ hàng năm. Vậy mỗi năm thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung để làm gì? Có rất nhiều ý nghĩa đừng đằng sau đối với sức khỏe của người phụ nữ
Menu xem nhanh:
1. Ung thư cổ tử cung – Vô vàn biến chứng xảy đến nếu chủ quan
1.1. Ung thư cổ tử cung ngày càng trẻ hóa – Tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: Ung thư cổ tử cung là một dạng ung thư nguy hiểm ở nữ giới và có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa. Bệnh thường tiến triển âm thầm trong thời gian dài (khoảng 10-20 năm) và qua nhiều giai đoạn. Đã có rất nhiều trường hợp được phát hiện ở giai đoạn muộn, lúc này việc điều trị trở nên rất khó khăn, hiệu quả điều trị không cao. Mục đích của việc điều trị ở giai đoạn muộn chủ yếu là kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh.
Ung thư cổ tử cung tiến triển qua 4 giai đoạn, với mức độ nguy hiểm tăng dần :
– Giai đoạn I: Tế bào ung thư xâm lấn mô chính cổ tử cung. Tuy nhiên chưa khu trú sang các cơ quan khác. Phương pháp điều trị ở giai đoạn này là cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung hoặc xạ trị. Tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 90%, đồng thời có thể ảnh hưởng đến mang thai, tăng nguy cơ sảy thai do hình thành mô sẹo.
– Giai đoạn II: Tế bào ung thư đã xâm lấn các mô xung quanh cổ tử cung và đến âm đạo. Phương pháp điều trị cần cần kết hợp cả xạ trị và hóa trị. Tỷ lệ sống sau 5 năm là khoảng 50% – 65%.
– Giai đoạn III: Tỷ lệ sống sau 5 năm giảm chỉ còn 25% – 35%.
– Giai đoạn IV: Khối u lan rộng ra các vùng xung quanh, bao gồm: vùng chậu, xâm lấn bàng quang, trực tràng và di căn đến gan, phổi, xương,…. Tỷ lệ sống sau 5 năm chưa tới 15%.
1.2. Biến chứng gặp phải do ung thư cổ tử cung gây ra
Ung thư cổ tử cung được đánh giá là 1 dạng ung thư nguy hiểm ở nữ giới. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn sớm thì sẽ có vô vàn biến chứng xảy ra:
– Nguy cơ vô sinh rất cao. Khi ung thư cổ tử cung ở giai đoạn nặng thì cần cắt bỏ toàn bộ tử cung và buồng trứng. Lúc này nữ giới sẽ không còn khả năng mang thai.
– Chảy máu bất thường. Người bệnh sẽ dễ thấy trong mỗi lần đi tiểu tiện bởi khối u đã di căn tới ruột và bàng quang nên rất dễ gây ra chảy máu.
– Nguy cơ suy thận cao bởi khối u tiến triển sẽ chèn ép niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu ra ngoài. Khi thận bị ứ nước trong thời gian dài sẽ mất dần chức năng và suy thận.
– Gia tăng các cục máu đông và xuất hiện ở chân. Bởi khi khối u lớn sẽ chèn ép các tĩnh mạch trong khung chậu, lúc này gây ra cảm giác sưng đau, phần da sưng tấy và nóng đỏ. Nếu cục máu đông từ tĩnh mạch chân thì khả năng lớn sẽ di chuyển lên phổi và chặn nguồn cung cấp máu. Người bệnh rơi vào tình trạng vô cùng nguy hiểm, khả năng tử vong cao.
– Lỗ rò là một biến chứng của ung thư cổ tử cung, gây đau đớn cho người bệnh. Lỗ rò phát triển ở vị trí giữa bàng quang và âm đạo, có thể gây chảy dịch từ âm đạo dai dẳng.
2. Mỗi năm nữ giới đi khám tầm soát ung thư cổ tử cung để làm gì?
2.1. Tầm soát ung thư cổ tử cung để làm gì qua mỗi năm?
Hằng năm cần thực hiện sàng lọc, kiểm tra xem bản thân có mắc ung thư cổ tử cung hay không. Vậy ý nghĩa thực sự của việc duy trì việc tầm soát ung thư cổ tử cung để làm gì?
– Phát hiện bản thân có nhiễm virus HPV hay không? Đặc biệt là virus HPV týp 16 và 18 – đây là 2 chủng gây ung thư cổ tử cung chính.
– Giúp bạn phiện những vấn đề tiền ung thư như loạn sản cổ tử cung. Từ đó được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị sớm và dự phòng ung thư cổ tử cung.
– Phát hiện những dấu hiệu bất thường khác mà đôi khi chính người bạn không hề hay biết.
– Tăng cơ hội điều trị khỏi lên tới 90%, ít xâm lấn và có thể bảo toàn khả năng sinh sản về sau.
2.2. Thời điểm phù hợp bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung
Phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục thì nên chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ hàng năm. Vì từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Trong đó, độ tuổi 35 – 44 tuổi là giai đoạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất.
Vì sao từ 21 tuổi trở đi cần bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ hàng năm? Bởi thủ phạm chính gây ra ung thư cổ tử cung là virus HPV và thường lây truyền qua đường tình dục.
3. Tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp nào?
Để chẩn đoán bạn có mắc ung thư cổ tử cung hay không sẽ dựa vào kết quả của nhiều phương pháp khám chuyên sâu. Mỗi kết quả của từng phương pháp sẽ bổ trợ cho chẩn đoán cuối cùng được chuẩn xác nhất.
– Làm xét nghiệm Pap Smear. Nhằm mục đích tìm kiếm sự thay đổi bất thường trong các tế bào cổ tử cung.
– Soi cổ tử cung.
– Sinh thiết cổ tử cung được chỉ định thực hiện khi mà bác sĩ nghi ngờ có sự xuất hiện ung thư cổ tử cung qua xét nghiệm máu và kết quả soi cổ tử cung.
Các kết quả sàng lọc trên có chính xác hay không phụ thuộc vào độ uy tín của cơ sở y tế mà bạn chọn. Do đó, hãy đến kiểm tra tại những nơi có chất lượng tốt, được nhiều người đến khám. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo Hệ thống y tế Thu Cúc TCI – địa chỉ tin cậy của hàng triệu khách hàng trong suốt thập kỷ vừa qua. Với danh mục sàng lọc kỹ càng cùng máy móc thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ khám chuyên khoa giỏi là những yếu tố đem tới một buổi khám chính xác và an tâm.
Trên đây là thông tin giải đáp về thắc mắc “Hàng năm đi tầm soát ung thư cổ tử cung để làm gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích tới bạn.