Mất ngủ là hiện tượng rối loạn về giấc ngủ mà hiện nay nhiều người gặp phải. Mất ngủ thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Người bị mất ngủ thường xuyên dễ dẫn tới mệt mỏi, không tập trung trong công việc, dễ nổi nóng. Vậy làm thế nào để cải thiện được tình trạng này? Hãy để bài viết dưới bật mí cho bạn những cách chữa mất ngủ hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Những vấn đề cần lưu ý về bệnh mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc, khi tỉnh thì khó ngủ lại. Mất ngủ có thể xuất hiện ở nhiều đối tưởng cả người già và người trẻ. Trước đây, người già được xem là đối tượng chính của bệnh lý này và dễ thành bệnh mãn tính. Tuy nhiên, gần đây với những thói quen và nhịp sống hiện đại, tỷ lệ bị mất ngủ ở người trẻ ngày càng tăng cao.
Theo thống kê của viện sức khỏe ở Hoa Kỳ, tình trạng mất ngủ gồm 3 nhóm chính:
– Mất ngủ cấp tính: diễn ra khoảng một vài ngày.
– Mất ngủ ngắn hạn: khoảng từ 1-3 tuần.
– Mất ngủ kéo dài (mãn tính): là hiện tượng mất ngủ trên 3 tuần.
2. Những cách chữa mất ngủ bạn cần biết
Mất ngủ nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo âu, dễ nổi nóng và ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Để điều trị bệnh lý này, người bệnh cần xác định rõ được mức độ bệnh của bản thân. Dưới đây là những phương pháp giúp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả mà bạn cần biết:
2.1. Cách chữa mất ngủ hiệu quả bằng thuốc
Câu hỏi đặt ra là: để chữa mất ngủ hiệu quả thì dùng thuốc gì? Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hỗ trợ cho giấc ngủ. Bệnh nhân mất ngủ thường được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc như: an thần, trấn an thần kinh, kích thích não giúp ngủ ngon.
– Thuốc bình thần: gồm các loại thuốc như Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Rotunda,… Các loại thuốc này có tác dụng giúp người bệnh nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, những thuốc này chỉ nên áp dụng cho các trường hợp bị mất ngủ ngắn và mức độ nhẹ.
– Thuốc ngủ: bao gồm: Phenobarbital, Zolpidem,… đây là nhóm có tác dụng mạnh và cũng dễ gây phụ thuộc như thuốc an thần.
– Thuốc kháng Histamin như: Promethazine, Dimedroid, Clorpheniramin,… Đây là các loại thuốc dùng để chống dị ứng và gây ngủ mạnh. Thường được chỉ định với trường hợp bệnh nhân mất ngủ do các bệnh về da liễu.
Các nhóm thuốc trên đều có thể xảy ra một số tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa,… Đặc biệt lưu ý không nên sử dụng quá 3 ngày với thuốc bình thần và thuốc ngủ.
Để tăng tác dụng của thuốc và hạn chế các tác dụng phụ, thường bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp giữa những nhóm thuốc với nhau. Trong đó, nhiều nhất là kết hợp ba nhóm: bình thần (Bromazepam) – liều thấp, an thần (Olanzapine) và thuốc trầm cảm (Clomipramine). Quá trình điều trị, khoảng 2 tuần bác sĩ sẽ cắt thuốc bình thần, tiếp đó 4 tuần sẽ cắt tiếp thuốc an thần và chỉ duy trì thuốc trầm cảm.
2.2. Cách chữa mất ngủ hiệu quả bằng cách điều chỉnh ăn uống
Không nên ăn quá nhiều vào bữa tối đặc biệt là gần giờ ngủ. Chúng ta nên tiêu thụ lượng thức ăn nhỏ và vừa đủ vào bữa tối. Nếu sáng và trưa cần nạp lượng thức ăn lớn để phục vụ cho các hoạt động trong ngày thì vào bữa tối cơ thể chủ yếu nghỉ ngơi nên không cần ăn quá nhiều. Việc ăn nhiều vào bữa tối thì dạ dày của bạn sẽ phải hoạt động nhiều, các cơ quan không được nghỉ ngơi dẫn tới mất ngủ.
Bên cạnh đó việc lựa chọn thức ăn cho bữa tối cũng rất quan trọng:
– Thực phẩm giàu chất khoáng. Cơm là thực phẩm thích hợp cho bữa tối giúp tăng cường giấc ngủ. Nó có thể khiến não bộ đẩy chất kích thích cho giấc ngủ. Nhưng với bữa tối không nên ăn quá nhiều tinh bột bạn nên kết hợp chung với chất xơ giúp dễ tiêu hóa tránh mất ngủ.
– Đồ ăn có chứa Trytophan: thường có trong ngũ cốc, rong biển, chuối,… Nhóm thực phẩm này giúp bạn cảm thấy nhanh no và thúc đẩy tiết dịch insullin. Insullin đóng vai trò quan trọng với ngăn ngừa tiểu đường (tác nhân lớn dẫn tới mất ngủ về đêm).
– Thức ăn chứa vitamin nhóm B12 như: sữa bò, gan, trứng,… giúp ổn định thần kinh, tăng chất lượng giấc ngủ. Các thực phẩm nhóm B6 hỗ trợ ngủ ngon như các loại rau xanh.
Một số loại thực phẩm người bệnh mất ngủ nên hạn chế tiêu thụ như: Ngô, khoai, sắn (dễ gây đầy hơi làm khó ngủ); đồ cay nóng (tỏi, ớt); Chất kích thích (rượu, bia,…); Thức ăn nhanh; đồ ăn chưa nhiều dầu mỡ.
2.3. Hạn chế tối đa sử dụng thiết bị điện tử sát giờ ngủ
Các nghiên cứu gần đây cho biết, ánh sáng xanh ở các thiết bị điện tử chiếu vào ban đêm có thể khiến bạn dễ cảm thấy đói và gây mất ngủ. Ánh sáng xanh sẽ làm tiêu thụ hơn 26% thức ăn mỗi ngày. Ngoài ra nó còn làm ức chế sản sinh insullin tăng nguy cơ tiểu đường.
Để cải thiện tình trạng này, trước giờ ngủ khoảng 1 tiếng bạn hãy cố gắng tắt và tránh xa các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh này. Bạn có thể sử dụng loại đèn có ánh sáng đỏ, nó không ức chế tiết melatonin giúp ngủ ngon.
2.4. Cân đối lại đồng hồ sinh học
Người bệnh cần cố gắng xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt phù hợp: ngủ đúng và đủ giờ. Nó giúp cơ thể bạn được vận hành điều độ, giúp dễ ngủ và thức dậy đúng giờ hơn. Bạn cần tập luyện và giữ thói quen này thường xuyên. Ngoài ra không nên tạo ra thói quen ngủ dậy muộn, ngủ nướng cuối tuần. Điều này lâu dần sẽ ảnh hưởng và phá vỡ giờ giấc sinh học của bạn.
2.5. Tạo cảm giác thư giãn trước giờ ngủ
Những bản nhạc nhẹ nhàng không lời sẽ giúp bạn duy trì trạng thái thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Tránh các bản nhạc sôi động, âm thanh lớn, kích thích não bộ khiến khó ngủ. Đọc sách cũng được xem là một ý tưởng tốt cho giấc ngủ của bạn.
Bạn có thể thực hiện ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ. Theo học thuyết của Đông y “Lục phủ ngũ tạng có sự tương ứng ở dưới chân”. Vì vậy nhiều người thường áp dụng biện pháp này để thư giãn xương khớp và thả lỏng cơ thể. Ngâm kết hợp xoa bóp chân giúp tuần hoàn máu tốt và giải độc cơ thể. Nước ấm ngâm chân kích thích thần kinh, thư giãn và giúp giấc ngủ đêm được chất lượng hơn.
2.6. Cách chữa mất ngủ hiệu quả bằng liệu pháp tâm lý
Tình trạng mất ngủ chủ yếu xuất phát từ tâm lý lo âu, stress và áp lực. Nhiều trường hợp bị mắc trầm cảm dẫn tới mất ngủ. Khi này để có một giấc ngủ sâu và chất lượng thì họ cần được thư giãn và điều trị về tâm lý.
Bạn có thể tìm đến các bác sĩ về tâm lý, để được chia sẻ tâm sự cũng như để tìm ra giải pháp để giải quyết tình trạng mất ngủ hiện tại. Các chuyên gia có thể thực hiện biện pháp chánh niệm, thôi miên để giúp bạn thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
Để có thể đạt hiệu quả trong quá trình điều trị, người bệnh nên có sự thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Khi xác định được mức độ bệnh và tình hình sức khỏe của bản thân sẽ giúp quá trình chữa bệnh hiệu quả hơn.