Loãng xương và thoái hóa xương là hai bệnh khác nhau, tuy nhiên không phải ai cũng biết điều đó mà thường nhầm tưởng rằng hai bệnh đó là một. Vậy giống và khác nhau giữa loãng xương và thoái hóa xương là gì? Dưới đây chúng tôi sẽ nói về những tương đồng và khác biệt giữa hai loại bệnh này.
- Ai nên đo mật độ loãng xương?
- Loãng xương độ 2 là gì? Điều trị như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Loãng xương
Loãng xương là một tình trạng trong đó các xương trở nên nhẹ hơn và nhiều khả năng bị gãy xương. Theo thống kê tại Mỹ, hơn 40 triệu người, hoặc đã bị loãng xương hoặc có nguy cơ cao do khối lượng xương thấp. Loãng xương có thể dẫn đến giảm chiều cao, đau lưng và sự thay đổi trong tư thế của một người.
Loãng xương thường phát triển âm thầm, là một tiến trình tự nhiên của cơ thể. Đặc trưng của bệnh này là sự mất xương làm cho xương trở lên giòn và dễ gãy. Hiện tượng loãng xương thường gặp ở người trung tuổi và cao tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ hơn do một số nguyên nhân như: di truyền, mang thai, cho con bú hoặc ở những người ít vận động, khung xương nhỏ, người gầy yếu…Loãng xương được chẩn đoán bằng xét nghiệm mật độ xương, mà là một cách an toàn và không đau để phát hiện mật độ xương thấp.
Qúa trình loãng xương kéo dài trong nhiều năm sau 30 tuổi xương bắt đầu thoái hóa, xương mất dần khoáng xương. Thường ở tuổi từ 40 đến 70 thì triệu chứng đau mới xuất hiện, chủ yếu ở cột sống lưng hay thắt lưng. Đau xảy ra sớm hơn ở những người làm công việc nặng nhọc hoặc phụ nữ.
Loãng xương làm các đốt sống giòn, dễ gãy, dễ lún gây đau cột sống kéo dài và thường xuyên, đau sẽ nhiều hơn khi ngồi lâu hoặc đứng lâu và đỡ đau khi năm nghỉ.
Mặc dù không có cách chữa nhưng Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm đã phê duyệt một số loại thuốc để ngăn ngừa và điều trị loãng xương. Ngoài ra, một chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D, thường xuyên tập thể dục mang trọng lượng, và một lối sống lành mạnh có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt những ảnh hưởng của căn bệnh này.
2. Thoái hóa xương
Thoái hóa xương thường xảy ra sớm hơn ở nơi tiếp giáp các đầu xương như: khớp cổ, khớp giữa các đốt sống lưng,… Những khớp xương này có vai trò giúp toàn bộ cơ thể vận động dễ dàng. Khớp xương được cấu tạo chủ yếu gồm: các đốt xương được nối với nhau bởi lớp sụn và bao hoạt dịch.
Thoái hóa xương gây xẹp lún các đốt xương, chèn ép phần sụn đệm giữa hai đầu xương bị hư hỏng kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương.
Bệnh thường gặp ở khớp gối, sống lưng, đốt sống cổ, gây nên tình trạng đau mỏi khớp, đau lưng, đau mỏi vai gáy hoặc nặng hơn là thoát vị đĩa đệm. Suy giảm mật độ xương và loãng xương có thể gây ra biến dạng cột sống như: còng lưng, vẹo cột sống gây nên hiện tượng lún và xẹp cột sống lưng.
Như vậy, thoái hóa xương và loãng xương đều là quá trình thoái hóa sinh lý theo tuổi và luôn song hành theo tuổi. Chúng ta có thể chủ động sử dụng các biện pháp giúp xương khớp chắc khỏe như cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai. Về ăn uống cần bổ sung các thực phẩm có nhiều Canxi và Vitamin D như: tôm cua cá, cá hồi, gan, trứng, rau dền, cải chíp, súp lơ, đậu phụ và sữa đậu nành,… Duy trì nếp sống lành mạnh, hoạt động thể thao đều đặn. Đặc biệt, khi có dấu hiệu loãng xương hoặc thoái hóa xương, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời.