Giải mã nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm lớn?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Trẻ biếng ăn chậm lớn là nỗi lo lắng của rất nhiều các bậc làm cha mẹ, đặc biệt là trẻ đang ở giai đoạn phát triển. Để mỗi mỗi bữa ăn của trẻ không còn là cuộc chiến, cha mẹ cần hiểu đúng về nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ biếng ăn để từ đó có thể lựa chọn đúng phương pháp cải thiện hiệu quả nhất.

1. Trẻ biếng ăn chậm lớn, nguyên nhân tại sao?

Trẻ biếng ăn là tình trạng thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, phổ biến nhất là trẻ ở giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi.

Trẻ biếng ăn, chậm lớn thường sẽ có các biểu hiện như: trẻ chán ăn, ăn ít, bỏ ăn, cân nặng không tăng trong thời gian dài.

Tình trạng này kéo dài chủ yếu do một trong một số nguyên nhân dưới đây:

1.1 Trẻ biếng ăn chậm lớn do sinh lý

Ở một giai đoạn nhất định, trẻ sẽ có thay đổi về mặt tâm lý và hành vi. Lúc này trẻ sẽ có tâm lý khám phá, ham chơi hơn là tập trung vào ăn uống. Điều này sẽ khiến cho bữa ăn kéo dài, mất nhiều thời gian, lâu dần trẻ sẽ lười ăn, dẫn tới biếng ăn và chậm lớn.

1.2 Trẻ biếng ăn, chậm lớn di tâm lý

Thông thường, có rất nhiều cha mẹ khi thấy trẻ có dấu hiệu biếng ăn, chậm tăng cân hay có xu hướng ép trẻ ăn hoặc dọa nạt trẻ. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng tại thời điểm đó, trẻ có thể vì sợ hãi mà ăn hết phần ăn của mình, nhưng lâu dần sẽ khiến cho trẻ có tâm lý nặng nề khi ăn uống, bé mất phản xạ đòi ăn và sợ hãi khi phải ăn uống. Lúc này, trẻ sẽ có dấu hiệu khóc lóc khi phải ăn uống, gào thét thậm chí là giả vờ nôn trớ khi bị ép buộc phải ăn.

1.3 Trẻ biếng ăn do bệnh lý gây ra

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ thường chưa được hoàn thiện, còn non yếu do đó rất dễ mắc các bệnh lây nhiễm và gây ra một số bệnh lý.

Khi cơ thể của trẻ mệt, trẻ sẽ không muốn ăn và dẫn tới tình trạng biếng ăn chậm lớn. Một số bệnh lý dễ gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ như: trẻ bị cúm, ho, sốt, viêm amidan, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu hay các bệnh về răng miệng, dị ứng…

Trẻ biếng ăn chậm lớn là nỗi lo lắng của rất nhiều các bậc làm cha mẹ, đặc biệt là trẻ đang ở giai đoạn phát triển.

Trẻ biếng ăn chậm lớn là nỗi lo lắng của rất nhiều các bậc làm cha mẹ, đặc biệt là trẻ đang ở giai đoạn phát triển.

2. Trẻ biếng ăn, chậm lớn có biểu hiện như thế nào?

Dưới đây là những biểu hiện của trẻ khi biếng ăn chậm lớn mà cha mẹ cần lưu để để giúp cải thiện sức khỏe của trẻ như:

– Để nhận biết tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lớn cha mẹ cần chú ý về chỉ số cân nặng, chiều cao của trẻ. Nếu trẻ vẫn nằm trong tiêu chuẩn thì cơ thể của trẻ vẫn bình thường, lúc này, cha mẹ cần giúp con duy trì thể trạng đó thật tốt. Nếu cân nặng và chiều cao của trẻ không đạt thì đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của trẻ đang gặp các vấn đề bất thường. Bên cạnh đó, trẻ cũng còn có thêm các biểu hiện khác như: trẻ chậm phát triển về các kỹ năng lẫy, bò, đừng, đi, nói, mọc răng… trẻ hay quấy khóc.

– Trẻ chậm tăng cân trong 3 tháng liên tiếp.

– Trẻ không tập trung khi ăn uống, các bữa ăn thường kéo dài quá 30 phút.

– Trẻ không ăn hết một nửa khẩu phần ăn tiêu chuẩn.

Khi trẻ có dấu hiệu biếng ăn, cha mẹ cần theo dõi quá trình ăn uống của con để tìm ra nguyên nhân, từ đó có thể lựa chọn phương pháp cải thiện phù hợp nhất giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ.

Để nhận biết tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn, cha mẹ cần chú ý về chỉ số cân nặng, chiều cao của trẻ.

Để nhận biết tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn, cha mẹ cần chú ý về chỉ số cân nặng, chiều cao của trẻ.

3. Cha mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ biếng ăn, chậm lớn?

Để giúp trẻ cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lớn, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, dinh dưỡng cho trẻ. Hãy tạo cho con thói quen ăn uống cùng gia đình để trẻ có thể học hỏi, đồng thời tạo không khí ăn uống vui vẻ, ấm cúng.

– Nếu trẻ thích vận động, hãy tạo điều kiện cho trẻ tập thể thao nhẹ nhàng hay tham gia vận động ngoại khóa mà trẻ yêu thích.

– Hãy cố gắng dành thời gian vui chơi và lắng nghe trẻ để từ đó có thể hiểu tâm lý và sở thích của con.

– Cha mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn của trẻ, nên cho trẻ ăn với số lượng vừa phải, phù hợp với độ tuổi.

– Bổ sung cho trẻ các thực phẩm dinh dưỡng và đầy đủ khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, từ đó giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, miễn dịch giúp con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

– Cha mẹ không nên tạo áp lực ăn uống cho trẻ chính việc ép, quát nạt trẻ khi ăn uống sẽ tạo cho trẻ tâm lý sợ hãi, chán ghét mỗi khi đến bữa ăn.

– Không để trẻ bỏ bữa, cha mẹ nên cố gắng duy trì cho trẻ đủ 3 bữa một ngày.

– Khi trẻ ăn, nên cho trẻ ngồi vào ghế cố định, không nên cho trẻ ăn rong hoặc sử dụng các thiết bị thông minh như: tivi, điện thoại để dụ trẻ ăn uống. Nên dành lời khuyên cho trẻ để từ đó tạo cho trẻ sự thích thú và hứng khởi, hoàn thành tốt bữa ăn của mình.

– Hạn chế cho trẻ ăn vặt trước giờ ăn bởi đây cũng chính là nguyên nhân làm trẻ có cảm giác đầy bụng và no khi bước vào bữa ăn chính.

Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ không cải thiện, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và đưa ra lời khuyên chính xác nhất.

Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ không cải thiện, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và đưa ra lời khuyên chính xác nhất.

Trẻ biếng ăn, chậm lớn là tình trạng thường gặp và gây ảnh hưởng lớn đến tầm vóc và sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, cha mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ không cải thiện, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và đưa ra lời khuyên chính xác nhất.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital