Giải đáp thắc mắc: Thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Thai 31 tuần chỉ còn ít tuần nữa là bé đã chào đời. Vậy thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn cho sự phát triển của bé, mẹ đã biết chưa?

1. Thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg?

– Từ tuần thai này cho đến khi bé chào đời, bé sẽ tăng cân rất nhanh, trong khi chiều cao sẽ phát triển chậm lại. Ở tuần thai 31, bé nặng khoảng hơn 1.5kg, dài khoảng 41cm. Bé sẽ tăng lên đến 500g mỗi tuần, để chuẩn bị thích nghi với cuộc sống ngoài bụng mẹ.
– Trong lúc này, bé cũng đã có tóc, có móng chân, móng tay, lông tơ. Da của bé mềm và mịn do bé đã tròn trĩnh hơn.
– Mắt của bé đã có thể nhắm mở, phân biệt được ánh sáng.

Ở tuần thai 31, bé nặng khoảng hơn 1.5kg, dài khoảng 41cm.

Ở tuần thai 31, bé nặng khoảng hơn 1.5kg, dài khoảng 41cm.

2. Cuộc sống của mẹ bầu tuần thai 31 thế nào?

Tử cung lớn dần, cơ thể bé cũng tăng nhanh kích thước, mẹ di chuyển mỗi lúc một nặng nề.

– Tử cung đẩy lên gần cơ hoành, chèn vào dạ dày khiến mẹ có thể dễ bị ợ nóng. Chị em nên uống một chút sữa trước bữa ăn hoặc một vài món tráng miệng nhằm tác dụng tráng một lớp ngoài bao tử, chống lại chứng ợ nóng. Ngoài ra, để giảm khó chịu, khi ngủ mẹ hãy dựa gối cao và chia bữa ăn thành những bữa nhỏ.
– Khi thai lớn dần cũng là lúc mẹ cảm nhận thấy những cơn đau thắt lưng nhiều hơn do tử cung lớn dần và thay đổi hormone. Nếu cơn đau quá thường xuyên (trong 1 tiếng có đến 4 cơn) thì tốt nhất hãy gọi bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sinh non.

– Thai phụ tăng cân khá nhanh trong tháng cuối thai khoảng 1.4 đến 1.8 kg, trung bình tăng khoảng 450g/ tuần. Nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng tăng cao vì thế từ tuần này mẹ hãy bổ sung cho mình một chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất, giúp bé phát triển hoàn thiện nhất.  Mẹ nên bổ sung năng lượng từ từ nhóm thực phẩm giàu đạm, chất béo lành mạnh, thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. Bên cạnh đó, cần tăng cường chất béo omega 3, choline, canxi, để phát triển hệ thần kinh, hệ xương. Ngoài ra mẹ đừng quên ăn nhiều rau xanh và trái cây để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt, hạn chế táo bón thai kỳ.

Tử cung lớn dần, cơ thể bé cũng tăng nhanh kích thước, mẹ di chuyển mỗi lúc một nặng nề.

Tử cung lớn dần, cơ thể bé cũng tăng nhanh kích thước, mẹ di chuyển mỗi lúc một nặng nề.

Ở thời điểm này, lượng máu của mẹ tăng 40-50% để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Chính vì thế, sắt là dưỡng chất tuyệt đối không thể thiếu. Các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, cá, các loại ngũ cốc, các loại hạt… mẹ cần bổ sung hàng ngày.

– Những thay đổi hormone lúc này cũng làm lỏng các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sốn khiến mẹ bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi vận động đi lại, đau khi đứng ngồi trong thời gian dài, khi trở người…

Ở tuần 32 mẹ sẽ có dấu hiệu đau khi vận động đi lại, đau khi đứng ngồi trong thời gian dài, khi trở người...

Ở tuần 32 mẹ sẽ có dấu hiệu đau khi vận động đi lại, đau khi đứng ngồi trong thời gian dài, khi trở người…

Qua bài viết này, chắc hẳn mẹ bầu đã nắm được thông tin thai 31 tuần nặng bao nhiêu kg cũng như cách chăm sóc sức khỏe của mình để có một thai kỳ khỏe mạnh, bình an. Chúc mẹ bầu có luôn khỏe mạnh và chuẩn bị thật tốt cho thai kỳ của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital