Giải đáp: Niềng răng có đau không

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Niềng răng là phương pháp cải thiện những khiếm khuyết của hàm răng giúp hàm răng trở nên đều, đẹp hơn. Tuy niềng răng mang lại nhiều lợi ích là vậy, nhưng trên thực tế vẫn còn không ít người chần chừ không muốn niềng vì tâm lý sợ đau. Vậy niềng răng có đau không, giai đoạn nào của niềng răng là đau nhất… những thắc mắc thường gặp nhất về phương pháp niềng răng sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

1. Giới thiệu khái quát về các phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay

Niềng răng hay còn biết đến với tên gọi chỉnh nha là kỹ thuật chỉnh nha được dùng để cải thiện khiếm khuyết răng miệng như: Răng thưa, răng mọc lệch lạc, răng hô, vẩu, răng móm hoặc sai lệch khớp cắn. Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài gắn trên răng nhằm tạo lực kéo để răng có thể di chuyển về vị trí dự tính trên cung hàm.

Hiện nay, niềng răng có nhiều phương pháp khác nhau với các mức giá khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng răng cũng như tài chính của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp niềng răng hiện nay bao gồm:

– Niềng răng sử dụng mắc cài bằng kim loại

Niềng răng bằng mắc cài kim loại được xem là phương pháp niềng răng “truyền thống” bởi ra đời sớm nhất. Niềng răng mắc cài kim loại được rất nhiều người lựa chọn bởi mang lại hiệu quả cao và chi phí thực hiện cũng khá hợp lý. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, niềng răng bằng mắc cài kim loại lại không đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như khá bất tiện, vướng víu trong quá trình sử dụng.

Niềng răng bằng mắc cài kim loại là phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng vì hiệu quả cao và giá thành khá tiết kiệm

Niềng răng bằng mắc cài kim loại là phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng vì hiệu quả cao và giá thành khá tiết kiệm

– Niềng răng sử dụng mắc cài sứ

Mắc cài sứ đem lại hiệu quả tương tự như kim loại, tuy nhiên phương pháp này có tính thẩm mỹ cao hơn và giá cũng cao hơn so với phương pháp trên.

– Niềng răng sử dụng mắc cài tự đóng (tự buộc)

Mắc cài tự đóng cũng có cấu trúc như mắc cài thường, tuy nhiên được trang bị hệ thống nắp trượt thay cho dây chun, hệ thống này có tác dụng cố định dây cung và các mắc cài, đảm bảo cho quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục mà không phải dừng lại vì các sự cố như dây cung, mắc cài bị bong…

– Niềng răng sử dụng mắc cài mặt trong (hay còn gọi mặt lưỡi)

Niềng răng mắc cài mặt trong hay còn được biết đến với tên gọi mắc cài mặt lưỡi là phương pháp sử dụng mắc cài đặt ở bên trong cung hàm để thực hiện kéo, chỉnh răng. Đây được xem là một tiến bộ vượt bậc của chỉnh nha, không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho người niềng.

– Niềng răng sử dụng mắc cài trong suốt Invisalign

Mắc cài trong suốt Invisalign là khay niềng trong suốt và ôm chặt mặt răng, giúp cho răng dễ dàng dịch chuyển. Không chỉ mang lại hiệu quả cao và đảm bảo thẩm mỹ, dùng phương pháp này sẽ không có tình trạng bị bong mắc cài, dây cung và đồng thời cũng không gây tổn thương cho má, nướu. Ngoài ra, người niềng cũng có thể dễ dàng tháo khay niềng ra để vệ sinh và ăn uống.

2. Niềng răng có đau không, nếu có thì đau ở giai đoạn nào?

Với thắc mắc niềng răng có đau không, trên thực tế, niềng răng chỉ gây ra cảm giác căng tức và ê buốt khi dây cung được siết để kéo dịch chuyển răng sẽ tạo ra lực ma sát. Do đó, có thể khẳng định rằng niềng răng không đau như chúng ta nghĩ. Hơn nữa, cảm giác căng tức và ê buốt sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khi đã quen với sự hiên diện của mắc cài và lực kéo răng thì chúng ta sẽ hoàn toàn cảm thấy bình thường.

Ngoài ra, niềng răng là cả một quá trình dài, ở một số giai đoạn dưới đây, bạn có thể cảm thấy hơi căng tức và ê buốt, tuy nhiên đừng quá lo lắng bởi cảm giác này sẽ không kéo dài:

– Đặt thun tách kẽ

Đặt thun tách kẽ là bước chuẩn bị trước khi gắn mắc cài vào răng, mục đích của giai đoạn này sẽ giúp tạo khoảng trống để răng có thể dịch chuyển. Thun tách kẽ là những vòng tròn cao su nhỏ, hơi cứng, để tách kẽ, bác sĩ đặt thun vào giữa hai kẽ răng.Thun sẽ nong rộng hai răng, tạo một khoảng cách vừa đủ để đặt mắc cài vào răng.

Với thắc mắc niềng răng có đau không, ở giai đoạn đặt thun tách kẽ, chúng ta có thể cảm thấy hơi đau, nhức do thun sẽ tách răng tạo thành các khoảng trống để dễ di chuyển

Với thắc mắc niềng răng có đau không, ở giai đoạn đặt thun tách kẽ, chúng ta có thể cảm thấy hơi đau, nhức do thun sẽ tách răng tạo thành các khoảng trống để dễ di chuyển

– Sau khi gắn mắc cài 1 tuần

Khi khoang miệng chưa quen được mắc cài, lúc này sẽ xảy ra tình trạng vướng víu, khó chịu, cộm khi ăn nhai và giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm nhận được cảm giác nhức bởi cơ địa và độ nhạy cảm răng ở mỗi người là khác nhau.

– Nhổ răng để tạo khoảng cách cho răng dịch chuyển

Với các trường hợp sai lệch răng nghiêm trọng như răng hô, vẩu, móm thì chỉ định nhổ răng là bắt buộc. Thông thường, trong quá trình niềng răng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ một số răng như: Răng số 8, răng số 4 để tạo điều kiện thuận lợi giúp răng cửa và răng hàm dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn. Những răng này đều không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như sau khi nhổ không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

– Siết răng theo định kỳ

Thời điểm tái khám, sau khi đã kiểm tra sự dịch chuyển của răng, bác sĩ sẽ tiến hành siết răng để răng có thể dịch chuyển tới vị trí mong muốn. Lực điều chỉnh đôi khi sẽ khiến cho bạn cảm thấy hơi đau, nhức, tuy nhiên mức độ đau là không đáng kể.

3. Làm thế nào để giảm ê buốt trong quá trình niềng răng?

Để giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt mà niềng răng mang lại, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu và tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Bởi mức độ đau của niềng răng phụ thuộc rất lớn vào mắc cài ạn chọn. Việc lựa chọn mắc cài phù hợp với tình trạng răng lợi của mình thì các triệu chứng ê buốt sẽ được cải thiện rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp giảm đau, lưu ý trước khi thực hiện cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị bạn nhé:

– Dùng túi chườm đá sau mỗi lần siết răng để giảm cảm giác đau, sưng

– Súc miệng bằng nước muối giúp cải thiện triệu chứng nhiệt miệng, loét miệng do mắc cài cọ xát trong khoang miệng

– Bôi sáp nha khoa vào vị trí mắc cài, dây cung cọ xát vào giúp tránh được các tổn thương đồng thời bảo vệ mô mềm trong khoang miệng

– Chỉ ăn đồ mềm, có thể cắt ra thành từng miếng nhỏ để dễ nhai hơn

– Vệ sinh răng miệng thật kỹ vì thức ăn dễ bị giắt vào mắc cài hình thành mảng bám và vi khuẩn gây ra những bệnh lý răng miệng như viêm lợi hay viêm nha chu

Qua những thông tin mà bài viết chia sẻ, hi vọng bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc niềng răng có đau không. Bên cạnh đó, đừng quên việc niềng răng có đau không phụ thuộc rất lớn vào tay nghề kỹ thuật của bác sĩ. Việc bạn lựa chọn nha sĩ tay nghề tốt, trang thiết bị hiện đại thì triệu chứng đau, nhức cũng sẽ giảm rất nhiều đấy!

Tại Khoa Răng-Hàm-Mặt - Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, đích thân các bác sĩ đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp điều trị và chăm sóc khách hàng trong cả quá trình niềng

Tại Khoa Răng-Hàm-Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, đích thân các bác sĩ đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm sẽ trực tiếp điều trị và chăm sóc khách hàng trong cả quá trình niềng

Khoa Răng-Hàm-Mặt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện nay đang áp dụng tất cả các phương pháp niềng răng hiện đại như: Mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi và mặt trong Invisalign. Tại đây, đích thân các bác sĩ Răng-Hàm-Mặt đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn sẽ trực tiếp thực hiện và theo dõi cả quá trình niềng răng để đảm bảo mang đến hiệu quả tốt. Đồng thời, Thu Cúc TCI luôn chú trọng đầu tư các trang thiết bị hiện đại, tân tiến sẽ phục vụ tối đa quá trình niềng. Bên cạnh đó, phòng nha tại Thu Cúc TCI luôn được đảm bảo vô trùng tuyệt đối, tránh nhiễm trùng. Với những ưu điểm trên, khi lựa chọn Thu Cúc TCI, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn cũng như hiệu quả, tính thẩm mỹ đạt được sau khi niềng răng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital