Liệu dị vật trong mũi có rơi xuống phổi không? – Đây là thắc mắc của rất nhiều người bởi tính khó tin của tình huống này. Chắc hẳn đây cũng là điều mà bạn cũng tò mò và quan tâm để phòng ngừa trình huống xấu này có thể xảy ra. Hãy cùng TCI đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Dị vật trong mũi có nguy cơ rơi xuống phổi
Dị vật trong mũi là tình huống rất hay xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ. Do tính hiếu động và tò mò, cùng sự chưa phòng bị đủ để phòng tránh mà các trẻ thường là đối tượng dễ bị dị vật mũi. Bên cạnh đó, người lớn cũng có thể bị dị vật mũi. Người lớn có dị vật chui trong mũi thường do vấn đề tai nạn bất ngờ trong đời sống. Vì thế, chúng ta không thể không cảnh giác trước vấn đề này.
Tùy theo tình huống và hình dạng dị vật mà người bị dị vật mũi có thể cảm nhận mờ nhạt hoặc rõ ràng vấn đề này. Tuy nhiên, cần lấy dị vật ra càng sớm càng tốt. Theo các chuyên gia y tế, dị vật để lâu trong mũi có thể gây ra vấn đề nhiễm trùng tại chỗ. Thậm chí, vấn đề nhiễm trùng có thể tạo ra những viêm nhiễm nghiêm trọng. Trong một số tình huống, dị vật trong mũi có thể rơi xuống khu vực miệng, họng và được nuốt vào dạ dày. Nguy hiểm hơn, dị vật có thể rơi xuống phổi và gây tắc nghẽn đường thở, nguy hiểm đến tính mạng con người.
2. Điểm danh những dị vật trong mũi thường gặp
Dị vật mũi có nhiều loại. Trong đó, có cả dị vật vô cơ và dị vật hữu cơ. Một số loại dị vật mũi thường gặp bao gồm:
– Đồ chơi của trẻ như: mẩu ghép hình, viên bi, mảnh đồ chơi… với nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, thủy tinh, gỗ, giấy,…
– Các vật dụng thông thường như pin đồng hồ, pin máy trợ tính, nút cúc áo,…
– Một số đồ vật khác: Mảnh nilon, mẩu khăn giấy, đồ ăn, thuốc viên,..
– Dị vật sống: côn trùng, động vật nhỏ
Nhìn chung, các dị vật mũi khá đa dạng. Trong đó, nhiều dị vật mang tính an toàn, trong khi số đông khác lại có thể gây những bất tiện và nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, dị vật mũi hoàn toàn có thể chuyển thành dị vật đường thở và đường ăn uống.
3. Nhận biết dị vật trong mũi
Thông thường, tình trạng dị vật trong mũi khá dễ phát hiện với người lớn chúng ta. Với những bạn nhỏ đã có tư duy và ngôn ngữ, các bạn có thể nói để mô tả cảm giác của mình để người lớn phát hiện ra tình trạng dị vật trong mũi. Còn với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể quan sát trẻ và nhận định phù hợp.
Trẻ bị dị vật mũi thường có những biểu hiện như:
– Trẻ có hiện tượng ngứa mũi, với biểu hiện đưa tay quẹt mũi qua lại.
– Mũi trẻ có hiện tượng xuất tiết bất ngờ mà không kèm theo tình trạng hay biểu hiện bệnh cảm.
– Trẻ ngủ ngáy hoặc thở có tiếng rít lạ.
– Trẻ chảy máu mũi nếu dị vật trong mũi sắc nhọn.
Có thể kiểm tra thực thể để xác định dị vật trong mũi với đèn pin. Trong tình huống dị vật sâu trong mũi, bị che lấp, thì các bác sĩ sẽ chụp chiếu để kiểm tra dị vật theo cách phù hợp. Nhiều tình huống chụp X-quang vô tình phát hiện dị vật trong mũi hoặc dị vật rơi xuống phổi của người bệnh.
4. Cần làm gì để lấy dị vật trong mũi, tránh rơi xuống phổi?
Dị vật trong mũi có thể gây những phiền phức và khó chịu trong sinh hoạt của người bệnh. Đồng thời, với nguy cơ trở thành dị vật đường thở, chúng có thể khiến người bệnh đối diện với khả năng nguy hiểm cho tính mạng khi gây bít tắc đường thở. Cũng theo các chuyên gia Tai Mũi Họng, việc giải quyết dị vật trong mũi cần là ưu tiên hàng đầu khi gặp phải tình trạng này.
Khi phát hiện ra tình trạng dị vật trong mũi, với các dị vật vô cơ và kích thước nhỏ, có thể nhìn thấy trực tiếp, người bệnh có thể thử xì mũi để khiến dị vật rơi ra ngoài. Nếu có thiết bị phù hợp, ta có thể cân nhắc việc tự soi gắp dị vật trong mũi. Tuy nhiên, nếu không tự tin thực hiện thủ thuật này, bạn không nên thử. Việc này cùng để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ tổn thương niêm mạc mũi của người bệnh.
Với tình huống dị vật lớn, dị vật sâu trong mũi, dị vật choán hết lỗ mũi hay dị vật đâm vào thành niêm mạc mũi trong,… bạn nên đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt để được hỗ trợ lấy dị vật. Tại đây, các bác sĩ có đầy đủ phương tiện giúp bạn xử lý dị vật trong mũi một cách phù hợp. Trong trường hợp mũi có xuất hiện viêm nhiễm, chảy máu, các bác sĩ sẽ cân nhắc kê kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, cầm máu phù hợp cho bệnh nhân.
5. Những sai lầm khi điều trị dị vật mũi
Việc lấy dị vật mũi là điều cần thiết khi gặp tình trạng này. Tuy nhiên, cũng có nhiều tai nạn xảy ra khi chúng ta tự chữa dị vật mũi:
– Lấy dị vật bằng cách dùng ngón tay móc vào lỗ mũi. Điều này sẽ khiến tăng nguy cơ dị vật bị đẩy sâu vào trong mũi. Do đó, việc điều trị gắp dị vật sau này sẽ khó khăn hơn. Đó còn chưa kể đến tình huống dị vật gây xước niêm mạch mũi, gây chảy máu, nhiễm trùng.
– Không đến các cơ sở y tế khi gặp dị vật sống. Khi này, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được lấy dị vật ra. Côn trùng trong mũi có thể gây những kích ứng cho khoang mũi như châm chích, đốt, cắn,… Hoặc đơn giản, chúng di chuyển loạn xạ làm người bệnh khó chịu. Việc cố lấy vật sống trong mũi có thể làm chúng kích động hơn, di chuyển sâu hơn vào bên trong và gây nhiều hệ lụy.
– Hít thở mạnh khi có dị vật mũi. Điều này cũng là nguyên nhân khiến dị vật mũi khó điều trị hơn. Trong trường hợp cần xì mũi mạnh để đẩy dị vật mũi ra ngoài, chúng ta nên hít chậm, sâu hoặc hít bằng đường miệng để không ảnh hưởng đến vị trí của dị vật.
Những thông tin trên đây không chỉ trả lời cho vấn đề dị vật trong mũi có rơi xuống phổi được không, mà hi vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về hiện tượng này. Dị vật mũi có thể gây biến chứng thành dị vật đường thở và đường ăn uống, do đó, cần điều trị sớm trước những nguy cơ này. Khi gặp dị vật đường mũi, hãy đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa Tai Mũi Họng để được hỗ trợ và giải quyết dị vật theo cách phù hợp.