Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ nguyên nhân và cách chữa trị

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ là hiện tượng trẻ phát ra âm thanh khó chịu khi ngủ, ngủ không sâu giấc khiến não thiếu dưỡng khí, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Ngoài ra ngủ ngáy có thể tiềm ẩn những bệnh lý nghiêm trọng, do đó ba mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách chữa trị chứng ngủ ngáy cho trẻ.
Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ là hiện tượng trẻ phát ra âm thanh khó chịu khi ngủ, ngủ không sâu giấc,...(ảnh minh họa)

Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ là hiện tượng trẻ phát ra âm thanh khó chịu khi ngủ, ngủ không sâu giấc,…(ảnh minh họa)

Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ là gì?

Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ hay còn gọi là chứng ngáy khi ngủ, đây là hiện tượng xảy ra trong lúc ngủ. Vùng họng bị hẹp lại gây hẹp đường thở, dẫn đến chứng rối loạn thở khi ngủ. Khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên, tạo nên một loại âm thanh và gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở vùng mũi, miệng hoặc ở họng.

Nguyên nhân gây ngủ ngáy ở trẻ nhỏ

Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ có thể do một số bệnh lý về đường hô hấp, do bẩm sinh hoặc những bệnh lý khác (ảnh minh họa).

Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ có thể do một số bệnh lý về đường hô hấp, do bẩm sinh hoặc những bệnh lý khác (ảnh minh họa).

– Bệnh lý về đường hô hấp: amidan quá to hay phì đại amidan và VA, trẻ bị viêm xoang, phong mũi khiến trẻ dễ bị rối loạn thở khi ngủ gây nên hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ.

– Do bẩm sinh: như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài, những bất thường về hàm dưới hoặc lưỡi của trẻ cũng sẽ gây ra chứng ngáy khi ngủ ở trẻ.

– Các bệnh lý khác: béo phì, dị ứng khói thuốc lâu ngày cũng có nguy cơ gây rối loạn thở khi ngủ. Trẻ bị béo phì sẽ khiến lớp mỡ bám dày cổ họng, khiến cổ họng hẹp đi, gây rối loạn thở khi ngủ và dẫn đến chứng ngáy khi ngủ ở trẻ. Trẻ bị dị ứng khói thuốc (thuốc lá) lâu ngày khiến cơ quan hô hấp của trẻ kém đi, trẻ thưởng khò khè khi thở, khi ngủ rất dễ gây chứng rối loạn thở và dẫn đến hiện tượng ngáy khi ngủ.

Ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Ngủ ngáy không những gây khó chịu cho bản thân trẻ mà còn gây ảnh hưởng đến người ngủ cùng. Tuy nhiên nguy hại đáng lo về sức khỏe khi trẻ nhỏ bị ngủ ngáy, không chỉ là việc cản trở sự phát triển trí não ở trẻ mà còn có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị ngừng thở và tử vong khi ngủ.

Trẻ có nguy cơ bị ngừng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường. Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến trẻ trở nên mệt mỏi, giảm năng suất làm việc, không tập trung, lâu dần sẽ suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, bệnh ngủ ngáy ở trẻ nhỏ còn có thể dẫn đến nhiều nguy cơ mắc các chứng bệnh khác như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim… và nguy hiểm nhất là chứng ngưng thở khi ngủ kéo dài. Trẻ bị ngủ ngáy cũng dễ mệt mỏi, khó tập trung học hành do thường xuyên bị thức giấc giữa đêm. Hệ tim mạch của trẻ cũng vì thế mà bị tổn thương sau một thời gian dài.

Cách điều trị khi trẻ ngủ ngáy

Trẻ bị ngủ ngáy mẹ nên quan sát và sớm chữa dứt điểm các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp để giúp bé ngủ ngon hơn và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trẻ bị ngủ ngáy mẹ nên quan sát và sớm chữa dứt điểm các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp để giúp bé ngủ ngon hơn và tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Giảm cân ở trẻ có nguy béo phì.
  • Cho trẻ tập thể dục thường xuyên, vừa để giảm cân nặng vừa tăng oxy cho não.
  • Cần chữa trị dứt điểm chứng viêm mũi dị ứng, viêm amidan, VA và các bệnh lý  viêm đường hô hấp ở trẻ.
  • Khi ngủ nên cho trẻ nằm nghiêng và giữ cho đầu cao để bé dễ thở hơn.

Khi thấy trẻ có hiện tượng ngủ ngáy, ba mẹ không nên xem nhẹ. Hãy theo dõi bé, nếu trẻ ngủ ngáy và có một số biểu hiện viêm đường hô hấp như sổ mũi, thở khò khè, giọng khàn,…hãy đưa trẻ đến ngay chuyên khoa Nhi Thu Cúc để được thăm khám định kỳ và điều trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital