Gặp tình trạng đẻ thường xong đi tiểu buốt có cần lo lắng?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Tiểu buốt là khi bạn đi tiểu tiện và cảm thấy đau buốt, nóng rát tại vùng kín. Cảm giác buồn tiểu xuất hiện rất nhiều trong ngày nhưng mỗi lần tiểu tiện, bạn chỉ có thể đi được rất ít, nước tiểu đậm màu hơn bình thường. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở các mẹ sau sinh, mẹ đẻ thường. Đẻ thường xong đi tiểu buốt cũng chính là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang không được tốt sau hành trình sinh nở.

1. Tiểu buốt sau đẻ thường – vấn đề phổ biến ở nhiều sản phụ

Sau quá trình sinh thường đầy vất vả, các mẹ thường gặp phải một số dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dần thay đổi để trở lại trạng thái cân bằng như trước sinh, gồm: Tiết sản dịch, đau dạ con,… Tiểu buốt cũng là một trong những tình trạng mà sản phụ thường gặp ngay sau sinh thường.

Đẻ thường xong đi tiểu buốt là tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau sinh

Đẻ thường xong đi tiểu buốt là tình trạng phổ biến ở phụ nữ sau sinh

Tình trạng tiểu buốt sau sinh xuất hiện với những triệu chứng điển hình như đau, nóng rát, tiểu són, bí tiểu, nước tiểu sậm màu,… Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài từ 5 đến 6 tuần cho tới vài tháng. Với những trường hợp nghiêm trọng, cảnh báo bệnh lý, sản phụ có thể cảm nhận cơn đau bụng dưới, khó chịu, châm chích mỗi lần tiểu tiện, thậm chí nước tiểu có lẫn máu.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tiểu buốt sau đẻ thường?

Không phải tự nhiên mà tình trạng tiểu buốt xuất hiện ở các mẹ sau sinh, đặc biệt là sau sinh thường. Thực tế, cũng có rất nhiều trường hợp không gặp phải tình trạng này. Những nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt sau đẻ thường gồm.

2.1. Đẻ thường xong đi tiểu buốt do sự co thắt của bàng quang

Trải qua một thời gian dài mang nặng, đẻ đau, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Một trong những bộ phận thay đổi, bị ảnh hưởng trong và sau quá trình sinh nở là bàng quang. Khi em bé còn trong bụng mẹ và trong quá trình được đẩy ra ngoài, đầu thai nhi sẽ gây áp lực, tỳ đè lên bàng quang khiến bộ phận này trở nên căng giãn, nước tiểu bị ứ đọng. Các mẹ sẽ bị bí tiểu, dần dần chuyển thành tiểu buốt.

2.2. Sau sinh, đường tiết niệu bị viêm nhiễm

Sau sinh, do tầng sinh môn, âm đạo đang bị tổn thương nên cũng rất dễ bị viêm nhiễm. Sản dịch ra nhiều, chị em phải sử dụng băng vệ sinh thường xuyên càng khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vào niệu đạo, gây viêm. Viêm niệu đạo có triệu chứng điển hình là tiểu buốt, tiểu khó, thậm chí là tiểu ra máu.

Tình trạng viêm đường tiết niệu nếu kéo dài, diễn biến phức tạp thì rất có thể gây ra những biến chứng như tắc vòi trứng, hiếm muộn, viêm bể thận, viêm thận cấp hoặc mãn tính, suy thận, áp xe, nhiễm trùng máu,…

2.3. Tiểu buốt do sa bàng quang

Sau sinh nở, người mẹ rất dễ bị sa bàng quang, nhất là với những phụ nữ sinh nở nhiều lần, gặp khó khăn trong quá trình sinh thường. Sa bàng quang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và sinh hoạt thường ngày của sản phụ.

Sản phụ có thể gặp tình trạng tiểu buốt sau đẻ thường do sa bàng quang, nhất là với những chị em sinh nở nhiều lần

Sản phụ có thể gặp tình trạng tiểu buốt sau đẻ thường do sa bàng quang, nhất là với những chị em sinh nở nhiều lần

Khi mô nằm giữa thành âm đạo và bàng quang dần bị kéo giãn, bàng quang cũng sẽ lồi dần và tiến tới âm đạo. Các cơ hỗ trợ vùng chậu bắt đầu căng giãn và trực tiếp làm ảnh hưởng tới bàng quang. Khi mẹ gặp tình trạng sa bàng quang, triệu chứng tiểu buốt, tiểu khó, thậm chí tiểu không tự chủ và thường xuyên đau đớn tại vùng thắt lưng, khi quan hệ tình dục.

2.4. Tổn thương tại bàng quang khiến đẻ thường xong đi tiểu buốt

Bàng quang bị chèn ép trong quá trình mẹ sinh thường, đồng thời cũng dễ bị tổn thương. Tổn thương bàng quang làm xuất hiện một lỗ rò nhỏ tại niệu đạo, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng và gây khó tiểu, tiểu buốt.

2.5. Do sau sinh bị bí tiểu

Trong quá trình chuyển dạ, ngôi thai dần chuyển hướng chúc xuống ngả âm đạo. Cổ bàng quang bắt đầu chịu nhiều áp lực, ứ đọng nước tiểu, bàng quang căng giãn. Độ co giãn của bàng quang mất trương lực, trở nên nhạy cảm hơn, dễ viêm nhiễm hơn, gây ra trạng thái bí tiểu. Tình trạng bí tiểu lúc này ngày càng diễn ra thường xuyên hơn, từ đó dần chuyển thành tiểu khó, tiểu buốt.

3. Làm thế nào để điều trị, khắc phục tiểu buốt sau đẻ thường?

Để điều trị tình trạng tiểu buốt, các mẹ cần được thăm khám và nhận sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất, mẹ nên thực hiện khám và tiến hành các xét nghiệm tại đơn vị mà mẹ đã sinh nở, hỗ trợ tốt hơn cho việc xác định chính xác nguyên nhân bệnh.

Dựa trên nguyên nhân, tình trạng, mức độ ảnh hưởng của bệnh, bác sĩ sẽ cho chỉ định, chia sẻ phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả với mỗi bệnh nhân.

Khi nguyên nhân tiểu buốt sau sinh do nhiễm khuẩn, viêm đường tiết niệu, người bệnh cần phải được sử dụng kháng sinh có tính đặc hiệu. Biến chứng của bệnh hoàn toàn có thể xảy ra nếu tình trạng viêm nhiễm liên tục, kéo dài.

Với những trường hợp đẻ thường xong đi tiểu buốt do thói quen, tâm lý ngại đi vệ sinh sau đẻ do sợ đau, chế độ ăn uống chưa phù hợp,… bác sĩ sẽ đưa ra phương án, lời khuyên về chế độ dinh dưỡng để chị em có thể cải thiện tình trạng này sớm nhất.

Để khắc phục tình trạng tiểu buốt sau sinh, người mẹ cần thực hiện khám và nghe theo những lời khuyên, chỉ định từ bác sĩ, giữ gìn vệ sinh vùng kín cẩn thận để tránh viêm nhiễm

Để khắc phục tình trạng tiểu buốt sau sinh, người mẹ cần thực hiện khám và nghe theo những lời khuyên, chỉ định từ bác sĩ, giữ gìn vệ sinh vùng kín cẩn thận để tránh viêm nhiễm

Ngoài ra, với những trường hợp thiếu vitamin, thiếu chất, ảnh hưởng đến thể trạng, sản phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng một số loại vitamin cần bổ sung. Những loại vitamin, khoáng chất này không những giúp các mẹ khắc phục được tình trạng tiểu buốt mà còn giúp cơ thể phục hồi tốt hơn sau sinh nở, nhất là những sản phụ đẻ thường bị mất sức.

4. Mẹ bị tiểu buốt sau đẻ thường cần lưu ý những gì?

Đối với những mẹ sau đẻ thường bị tiểu buốt, việc cần làm là phải để cho cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi và có điều kiện phục hồi tốt nhất. Vì vậy, sản phụ cần biết một số lưu ý sau:

– Chế độ ăn uống cần đầy đủ chất, đa dạng và đặc biệt cần bổ sung thật nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây. Ngoài ra, các mẹ nên ưu tiên sử dụng những loại đồ ăn dễ tiêu hóa.

– Chú ý vấn đề vệ sinh vùng kín hàng ngày để tránh tình trạng viêm nhiễm, không để vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn có cơ hội tấn công, làm ảnh hưởng đến hệ tiết niệu.

– Nên kiêng quan hệ tình dục sau khi sinh để giúp vùng kín, tầng sinh môn và tử cung có thời gian phục hồi ổn định, đồng thời hạn chế, tránh viêm nhiễm.

– Khi nằm nghỉ, sản phụ không nên nằm ngửa, nên ưu tiên nằm nghiêng và dùng gối kê lưng để giảm đau, hạn chế tạo áp lực lên vùng dưới. Đồng thời, việc làm này cũng giúp các cơ quan thuộc đường tiết niệu tránh được việc bị chèn ép.

– Cảm giác đau đớn, khó chịu sẽ còn tăng nếu sản phụ tiếp tục nhịn tiểu. Vì vậy, các mẹ sau sinh nên cố gắng đi tiểu thường xuyên để tránh tạo áp lực lên bàng quang.

– Việc sử dụng bất cứ loại thuốc, vitamin nào sau khi sinh cũng cần có sự tham vấn bác sĩ chuyên khoa. Chị em tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc, các loại vitamin bổ sung một cách bừa bãi hay quá lạm dụng chúng.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các mẹ có thêm nhiều kiến thức hơn về cách chăm sóc bản thân sau sinh đẻ, hạn chế, khắc phục phần nào tình trạng đẻ thường xong đi tiểu buốt. Qua đây, chị em cũng đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc lựa chọn cơ sở, địa chỉ đi sinh uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để được hỗ trợ về việc cải thiện, phục hồi thể trạng sau sinh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital