Đường huyết cao phải làm sao? cần nắm thông tin cần thiết

Tham vấn bác sĩ

Khi xét nghiệm phát hiện đường huyết tăng cao nhiều người băn khoăn đường huyết cao phải làm sao? Cùng tìm hiểu những giải pháp hữu ích qua bài viết dưới đây để biết có thông tin chi tiết.

Tăng đường huyết là có quá nhiều glucose trong máu, phản ánh sự dư thừa glucose tại các mô của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 1,26g/l (7mmol/l) là có tăng đường huyết. Nếu đường huyết thử vào bất cứ lúc nào trong ngày lớn hơn hoặc bằng 2g/l (11mmol/l) là tăng đường huyết sau bữa ăn.

1. Dấu hiệu đường huyết tăng cao

Chỉ số đường huyết cao có thể gây nên biến chứng nguy hiểm

Chỉ số đường huyết cao có thể gây nên biến chứng nguy hiểm

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm những điều sau đây:

  • Lượng đường trong máu cao;
  • Lượng đường trong nước tiểu cao;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Hay khát nước.

Một lưu ý quan trọng trong việc theo dõi bệnh tiểu đường là hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên. Hãy hỏi bác sĩ về khoảng thời gian cần kiểm tra định kỳ và mức độ lượng đường trong máu hợp lý.

Việc kiểm tra máu và điều trị chứng tăng đường huyết sớm sẽ góp phần giúp bạn tránh được các vấn đề liên quan đến bệnh tăng đường huyết.

 2. Đường huyết tăng cao phải làm thế nào?

Người bệnh đường huyết cao cần được theo dõi định kỳ thường xuyên để có cách xử trí đúng

Người bệnh đường huyết cao cần được theo dõi định kỳ thường xuyên để có cách xử trí đúng

Nếu bạn bị tiểu đường và phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào sớm về lượng đường trong máu cao, hãy nhanh chóng kiểm tra lượng đường trong máu và gọi ngay cho bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn về kết quả của một vài lần đo. Đồng thời bác sĩ có thể sẽ đưa ra những đề xuất thay đổi sau đây:

  • Bạn hãy uống nhiều nước hơn. Nước giúp loại bỏ lượng đường thừa trong máu của bạn thông qua nước tiểu, và giúp bạn tránh bị mất nước.
  • Tập thể dục nhiều hơn. Vận động nhiều có thể giúp bạn giảm lượng đường trong máu. Nhưng trong điều kiện nhất định, nó có thể làm cho lượng đường trong máu trở nên cao hơn. Hãy hỏi bác sĩ điều trị về các bài tập phù hợp với bạn.
  • Cảnh báo: Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường loại 1 và có lượng đường trong máu cao, bạn cần kiểm tra xeton trong nước tiểu của bạn. Khi bạn có vấn đề về xeton, bạn không được tập thể dục. Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường loại 2 và lượng đường trong máu cao, bạn cũng cần đảm bảo rằng mình không có xeton trong nước tiểu và nên uống nước đầy đủ. Sau đó, bác sĩ có thể sẽ đồng ý cho bạn thực hiện các bài tập, miễn là chúng có thể giúp cải thiện tình trạng của bạn.
Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức đề kháng ngừa bệnh đường huyết hiệu quả

Tập thể dục thường xuyên nâng cao sức đề kháng ngừa bệnh đường huyết hiệu quả

  • Thay đổi thói quen ăn uống của bạn. Bạn có thể cần phải gặp gỡ chuyên gia dinh dưỡng để thay đổi số lượng và các loại thực phẩm ăn uống.
  • Thay đổi toa thuốc. Bác sĩ có thể thay đổi về số lượng, thời gian, hoặc các loại thuốc tiểu đường mà bạn dùng. Không nên tự ý thay đổi khi chưa thông qua ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu bạn bị tiểu đường loại 1 và lượng đường trong máu của bạn cao hơn 250 mg/dL, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn kiểm tra nước tiểu hoặc lượng xeton trong máu.

Trong trường hợp khẩn cấp cho bệnh tăng đường huyết giai đoạn nặng, nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm toan kêtôn và tăng nồng độ thẩm thấu khi mắc đái tháo đường, bạn có thể được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc nhập viện. Điều trị cấp cứu có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn đến mức bình thường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital