Chỉ số glucose trong máu khi nào đáng lo ngại?

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Chỉ số glucose hay còn gọi là chỉ số đường huyết là nồng độ glucose – đây là một loại đường đơn – có trong máu. Nồng độ glucose thay đổi từng ngày trong máu, thậm chí mỗi phút chỉ số này cũng khác nhau. Chỉ số glucose trong máu khi nào đáng lo ngại?

1. Mức đường huyết trong cơ thể bao nhiêu là bình thường?

Lượng đường huyết tăng lên khá đáng kể sau khi ăn và giảm đi khi bạn tập thể dục hoặc có vận động thường xuyên.

Người ta có thể đo lường lượng đường huyết bằng nhiều cách như xét nghiệm glucose máu lúc đói, đo lượng đường huyết sau khi ăn, dùng nghiệm pháp dung nạp glucose và HbA1c.

Chỉ số glucose trong máu

Bảng đo chỉ số glucose trong máu

Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):

  • Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l);
  • Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l);
  • Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

2. Chỉ số glucose trong máu khi nào đáng lo ngại?

Khi chỉ số xét nghiệm đường huyết thấp hơn hoặc cao hơn mức an toàn đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả.

Glucose tăng cao trong các trường hợp:

  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm tụy cấp hay mạn tính, các bệnh về tuyến yên hay tuyến thượng thận.
  • Bệnh nhân đang dùng ACTH, corticoid.
  • Nhiễm độc giáp nặng, choáng, bỏng, viêm màng não, tình trạng stress….

Glucose giảm trong các trường hợp:

  • Bệnh u tụy. Dùng quá liều insulin hay thuốc điều trị tiểu đường.
  • Thiểu năng một số tuyến nội tiết: thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên.
  • Thiểu năng gan, xơ gan giai đoạn cuối.
  • Sau cắt đoạn dạ dày. Rối loạn hệ thần kinh tự động.

3. Chỉ số đường huyết cao cần làm gì?

Khi xét nghiệm thấy chỉ số đường huyết cao hơn mức an toàn, người bệnh cần lưu ý:

Theo dõi chỉ số glucose trong máu thường xuyên

Theo dõi chỉ số glucose trong máu thường xuyên

  • Nên uống nhiều nước hơn, bởi nước sẽ giúp người bệnh loại bỏ lượng đường trong máu qua nước tiểu và làm cho cơ thể không bị thiếu nước.
  • Người bệnh cần tập thể dục nhiều hơn, vì vận động nhiều sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, nhưng người bệnh cũng nên tập những bài tập phù hợp với sức khỏe của mình.
  • Nên thay đổi thói quen ăn uống để giảm đường huyết, vì thực phẩm là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.
  • Với những trường hợp sử dụng thuốc duy trì đường huyết mà đường huyết liên tục tăng cao thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc thay đổi thuốc.

4. Chỉ số đường huyết thấp phải làm sao?

Xét nghiệm máu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả

Xét nghiệm máu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hiệu quả

Đối với những bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết phải nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường (200ml), để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, khi người bệnh tỉnh táo trở lại nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Đối với người bệnh đái tháo đường bị hạ đường huyết nên sử dụng dung dịch ngọt ưu trương 30% ngay từ khi có nghi ngờ hạ đường huyết, đặc biệt trước một rối loạn thần kinh cấp xảy ra trên bệnh nhân đang được điều trị bằng insulin hoặc sulfamid.

Chỉ số glucose rất quan trọng trong với cơ thể vì vậy cần duy trì chỉ số này ở mức an toàn và theo dõi định kỳ thường xuyên, nhất là với người bệnh đái tháo đường để có biện pháp xử trí kịp thời hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital