Mỗi năm trên thế giới có hơn 13 triệu người bị đột quỵ, trong đó có 5,5 triệu người tử vong. Nhiều người bệnh may mắn sống sót nhưng phải chịu đựng các di chứng nặng nề về thần kinh, vận động. Do đó việc nhận biết đột quỵ triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa vô cùng cần thiết.
Menu xem nhanh:
1. Ai có nguy cơ cao bị đột quỵ?
Thực tế ai cũng có thể bị đột quỵ. Trong đó, một số đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao hơn gồm những yếu tố không thể thay đổi như nam giới, tuổi cao (trên 50 tuổi). Bên cạnh đó, có những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi là:
– Tiền sử gia đình có người từng bị đột quỵ, đặc biệt là đột quỵ ở người trước 40 tuổi.
– Trước đây đã từng bị đột quỵ
– Người bị cao huyết áp, huyết áp tăng giảm khó kiểm soát
– Người bị bệnh tim bẩm sinh
– Người mắc bệnh tiểu đường
– Người hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài
– Người ăn uống kém lành mạnh, ít ăn rau xanh, ăn nhiều dầu mỡ và chất béo, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
– Người nghiện rượu, lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn
– Người ít vận động, ít tập luyện và rèn luyện sức khỏe
– Người thừa cân, béo phì
2. Tìm hiểu đột quỵ triệu chứng ở người trẻ và người lớn tuổi
2.1. Đột quỵ triệu chứng ở người trẻ
Tình trạng đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây. Nguyên nhân là do áp lực từ công việc, cuộc sống, ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội. Bên cạnh đó, người trẻ thường sinh hoạt vô độ, thức khuya, ăn uống không lành mạnh và đặc biệt thường chủ quan với sức khỏe.
Một số dấu hiệu của đột quỵ ở người trẻ cần lưu ý là:
– Đau đầu đột ngột, đau dữ dội kèm chóng mặt.
– Cơ thể mất thăng bằng, loạng choạng, dễ ngã.
– Đột ngột giảm thị lực, nhìn mờ, tầm nhìn giảm ở một hoặc cả hai mắt.
– Khuôn mặt mất cân đối, nhân trung lệch, chảy xệ nửa mặt, miệng méo.
– Cơ thể mệt mỏi, yếu sức, khó khăn trong việc thực hiện và phối hợp động tác phức tạp.
– Đột ngột tê yếu liệt ở mặt, chân hoặc tay, thường xảy ra một bên cơ thể.
– Đột ngột không nói được, khó nói, bị ngọng, giọng thay đổi, nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu đối phương nói gì.
2.2. Đột quỵ triệu chứng ở người cao tuổi cần biết
Tuổi tác cao khiến chức năng của các bộ phận trên cơ thể suy giảm, hoạt động kém hiệu quả đặc biệt là não, tim mạch. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng trong đó có đột quỵ não.
Đột quỵ triệu chứng ở người lớn tuổi xảy ra một cách đột ngột, ít dấu hiệu cảnh báo trước. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi cần lưu ý để điều trị kịp thời:
– Đau đầu dữ dội, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn
– Đột ngột tê yếu, liệt mặt, chân tay hoặc nửa người
– Đột ngột khó nói, nói đớt, nói ngọng
– Suy giảm trí nhớ, lú lẫn
– Đột ngột suy giảm thị lực, nhìn đôi
– Tiểu tiện không tự chủ
– Mất ý thức: người bệnh đột ngột lẫn, không biết gì, đột ngột hôn mê. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm vì rất dễ gây tử vong.
Đặc biệt, những người lớn tuổi đang mắc các bệnh xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu não, huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường, … cần chú ý hơn vì nguy cơ đối mặt với đột quỵ cao, biến chứng nguy hiểm.
3. Một số câu hỏi phổ biến về bệnh đột quỵ não
3.1. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ bắt đầu từ khi nào?
Các dấu hiệu báo hiệu cơn đột quỵ sắp diễn ra có thể xuất hiện bất thình lình, trước thời điểm diễn ra đột quỵ vài ba phút, có trường hợp triệu chứng cảnh báo diễn ra trước vài giờ.
Một vài trường hợp khó xác định được thời điểm vì triệu chứng xuất hiện và diễn ra trong lúc ngủ. Tuy nhiên, ngay khi cơ thể xuất hiện một hay nhiều các triệu chứng kể trên dù là mơ hồ, cũng cần đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
3.2. Con người có thể bị đột quỵ khi đang ngủ không?
Nguy cơ bị đột quỵ giữa đêm hoàn toàn có thể xảy ra. Đột quỵ khi đang ngủ vô cùng nguy hiểm vì lúc này người bệnh không thể phát hiện được dấu hiệu cảnh báo. Bên cạnh đó, thời gian vàng để cấp cứu cũng bị bỏ lỡ, tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng thậm chí tử vong.
4. Cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, an toàn
4.1. Phòng ngừa bằng cải thiện chế độ sinh hoạt
Để phòng ngừa đột quỵ não xảy ra, chúng ta cần có lối sống, chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp, cân bằng:
– Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, tối thiểu 30 phút/lần tập và duy trì 3-4 lần/tuần để tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch.
– Có chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn các món chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ dầu mỡ nhiều cholesterol và chất béo xấu. Không nên uống nhiều đồ uống có cồn, nước có ga, rượu bia.
– Hạn chế thức khuya, nên ngủ sớm, ngủ thức giờ và chú ý cải thiện chất lượng giấc ngủ.
– Nói không với thuốc lá, chất kích thích (kể cả thuốc lá điện tử).
– Hạn chế tắm, gội đầu vào ban đêm.
– Giữ ấm cho cơ thể.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ và các yếu tố liên quan như lượng cholesterol, huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
– Lắng nghe các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Thăm khám ngay khi cơ thể có triệu chứng khác thường để điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng.
4.2. Lưu ý chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa đột quỵ và phục hồi sau đột quỵ cần đáp ứng các yêu cầu sau:
– Cố gắng tăng cường hấp thu chất xơ từ rau củ, các loại trái cây tươi.
– Kiểm soát khẩu phần ăn, không nên ăn quá nhiều khiến dư thừa calo, tăng nguy cơ béo phì.
– Hạn chế tối đa ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
– Ưu tiên các nguồn protein ít chất béo trong mỗi bữa ăn.
– Nên ăn nhiều cá thay cho thịt, không nên ăn quá nhiều thịt đỏ.
– Cố gắng giảm muối, đường khi chế biến món ăn.
Trên đây là các thông tin về đột quỵ triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. Hi vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để hiểu về bệnh để chăm sóc tốt sức khỏe bản thân và những người xung quanh.