Đo loãng xương và những điều bạn cần nắm rõ

Làm cách nào để bạn biết tình trạng xương của mình khỏe hay yếu? Đo loãng xương chính là biện pháp giải đáp câu trả lời này cho bạn. Xem thêm bài viết dưới đây để biết thêm về phương pháp đo mật độ xương bạn nhé.

1. Thế nào là đo loãng xương?

Đo loãng xương còn được biết đến với tên gọi đo mật độ xương hay BMD (Done Mineral Density). Đây là kỹ thuật sử dụng tia X hoặc hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA hoặc DEXA) hoặc chụp CT để xác định các chỉ số hàm lượng canxi và khoáng chất có trong xương. Trên cơ thể của chúng ta, một số vị trí thường được sử dụng để đo mật độ xương như cột sống, xương cẳng tay, hông,…

Cũng thông qua các kỹ thuật này các bác sĩ sẽ chẩn đoán xem khối lượng xương của người thăm khám có đang bị giảm hay không. Nếu không may mắc phải triệu chứng này, cấu trúc của xương sẽ trở nên giòn và tăng nguy cơ gãy hơn.

Đo mật độ xương thực chất là đô mật độ chất khoáng có chủ yếu xương là Canxi. Thông thường mật độ xương sẽ đạt đỉnh khi chúng ta bước vào độ tuổi trưởng thành, đồng nghĩa với hệ xương sẽ chắc khỏe, dẻo dai và linh hoạt nhất.

Mật độ xương của mỗi người sẽ dùng để phản ánh quá trình mất chất khoáng, khi mà tỷ lệ tạo cốt bào sẽ bị lấn áp bởi hủy cốt bào. Xương của chúng ta sẽ dần mỏng đi khi tuổi càng cao, khối lượng xương giảm và suy yếu dần. Quá trình khoáng hóa sẽ diễn ra, nếu không kịp thời ngăn chặn sẽ dẫn tới loãng xương.

Đo mật độ xương

Đo mật độ xương giúp các bác sĩ chẩn đoán xem khối lượng xương của người thăm khám có đang bị giảm hay không

2. Khi nào cần đo mật độ xương và quy trình như thế nào?

2.1. Những trường hợp nên đo loãng xương

Có rất nhiều yếu tố có thể gây nên loãng xương, trong đó đối tượng dưới đây nên tham gia đo mật độ xương sớm:

– Phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh không dùng estrogen.

– Nam giới trên 70 tuổi và nữ giới trên 65 tuổi.

– Người hút thuốc lá nhiều.

– Tiền sử trong gia đình bị gãy xương hông.

– Sử dụng nhóm thuốc steroid hoặc các loại thuốc gây cản trở cho quá trình tái tạo xương.

– Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, gan, thận, cường giáp hoặc cường cận giáp.

– Sử dụng quá nhiều các chất kích thích hoặc rượu bia.

– Người có chỉ số BMI thấp.

– Phụ nữ đã điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone trong thời gian dài.

– Đàn ông trong độ tuổi từ 50 đến 69 lạm dụng thuốc lá, rượu bia hoặc giảm năng tuyến sinh dục nam.

Ngoài ra, các trường hợp dưới đây cũng được chuyên gia khuyến cáo nên đo mật độ xương:

– Suy giảm chiều cao.

– Gãy xương.

– Thực hiện các ca cấy ghép.

– Phụ nữ suy giảm estrogen do điều trị ung thư hay suy giảm tự nhiên sau độ tuổi mãn kinh.

– Nam giới giảm nồng độ testosterone cũng nên thực hiện đo mật độ xương.

Khi nào cần đo mật độ xương

Phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh không dùng estrogen nên tham gia đo mật độ xương

2.2. Quy trình đo loãng xương diễn ra như thế nào?

Để quá trình đo loãng xương được diễn ra thuận lợi nhất bạn cần nắm rõ quy trình và những lưu ý sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi đo mật độ xương

– Liên hệ với cơ sở y tế để được dặn dò những thông tin trước khi đo mật độ xương. Thông thường nhân viên y tế sẽ yêu cầu bạn ngưng sử dụng canxi trong khoảng 24 tới 48 tiếng trước khi thăm khám và đo loãng xương.

– Mặc đồ thoải mái, rộng rãi và không đeo đồ trang sức kim loại trước khi đo loãng xương.

– Phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ mình có thai tuyệt đối không tham gia đo mật độ xương.

Bước 2: Trong quá trình đo mật độ xương

– Trong quá trình đo mật độ xương sẽ có kỹ thuật viên hỗ trợ bạn ngồi hoặc nằm đúng tư thế tùy thuộc vào từng vị trí đo xương.

– Máy đo sẽ di chuyển để thực hiện việc đo lường.

– Thời gian đo sẽ diễn ra trong khoảng từ 20 – 30 phút.

Bước 3: Sau khi đã đo mật độ xương

Sau khi đã hoàn tất quá trình đo mật độ xương, bác sĩ sẽ hẹn thời gian trả kết quả cho bạn. Thời gian trả kết quả sẽ tùy thuộc cơ sở y tế, trình độ bác sĩ, công nghệ áp dụng.

đo loãng xương

Người thăm khám sẽ được kỹ thuật viên hỗ trợ trong suốt quá trình đo mật độ xương,

3. Biện pháp phòng ngừa bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương đem đến rất nhiều sự phiền toái, mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Để hạn chế và ngăn ngừa loãng xương bạn có thể áp dụng theo các biện pháp sau:

– Thay đổi lối sống: Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.

– Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D vừa đủ cùng các dưỡng chất có lợi cho xương để ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

– Điều trị dứt điểm các bệnh lý xương khớp snhuw thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa cột sống,…

– Duy trì mức cân nặng hợp lý với cơ thể: Thiếu cân hay thừa cân, béo phì đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Do đó hãy duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý.

Ngoài ra, để phòng ngừa loãng xương chúng ta nên chủ thăm khám sức khỏe và đo loãng xương định kỳ (khoảng 6 tháng/ lần ở nữ từ độ tuổi 40 – 45; nam từ 50 – 60).

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital