Đo loãng xương toàn thân khi nào cần thực hiện?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Trần Hoàng Tùng

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

Đo loãng xương toàn thân là phương pháp hữu hiệu để kiểm tra xem cơ thể có đang bị loãng xương hay không. Vì đây là căn bệnh khó phát hiện nên việc chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều cần thiết.

1. Tổng quan về vấn đề loãng xương

1.1. Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm dần theo thời gian. Điều này khiến cho xương liên tục mỏng dần, trở nên giòn hơn và dễ gãy hơn dù chỉ với chấn thương nhẹ.

Được đánh giá là một bệnh lý tiến triển âm thầm, nhiều người sẽ không biết bản thân mình mắc bệnh loãng xương. Chỉ tới khi xương trở nên yếu, dễ gãy sau các chấn thương nhỏ như trẹo chân, té ngã, va đập và được kiểm tra, bác sĩ dựa vào các kết quả khám để đưa ra kết luận loãng xương ở mức độ như nào. 

1.2. Dấu hiệu của loãng xương

Một số dấu hiệu ngầm báo cơ thể rơi vào tình trạng loãng xương là:

– Thay đổi dáng đi: thường là dáng đi lom khom, gù lưng. Bởi khi mật độ xương giảm sẽ làm cho xương cột sống bị xẹp, gãy lún. Từ đó người bệnh sẽ bị suy giảm chiều cao, dáng đi lom khom, gù lưng.

– Đau tại vùng đỡ trọng lực của cơ thể. Bao gồm: xương cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối… Cơn đau thường âm ỉ kéo dài. Khi vận động, di chuyển, thay đổi trạng thái đứng – ngồi thì mức độ đau tăng dần. Chỉ dịu đi khi nghỉ ngơi.

– Do loãng xương ảnh hưởng tới dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa nên sẽ cảm thấy đau rõ rệt ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn. Nếu vận động mạnh hoặc đột ngột thay đổi tư thế thì cơn đau ở lưng nặng hơn. Do đó, người bệnh gặp khó khăn khi cúi gập, xoay hẳn người.

– Tình trạng loãng xương ở người trung niên còn có thể kèm theo những dấu hiệu của bệnh cao huyết áp, giãn tĩnh mạch, thoái hóa khớp

biểu hiện của loãng xương

Người bệnh cảm thấy đau nhức ngay cả với cử động nhẹ

1.3. Biến chứng nguy hiểm của loãng xương

Cũng giống như nhiều bệnh lý khác, nếu để lâu và không được điều trị kịp thời thì sẽ kéo theo nhiều biến chứng trong tương lai. Bệnh loãng xương tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm nếu chủ quan và không phát hiện sớm.

Loãng xương sau một thời gian dài sẽ dẫn tới gãy xương. Người bệnh có thể bị gãy xương, suy giảm khả năng vận động dù chỉ là những va chạm nhẹ. Thậm chí khi cúi gập người hoặc ho, hắt hơi thì khả năng bị gãy xương hoàn toàn có thể xảy ra.

Đối với người cao tuổi thì khi bị gãy xương sẽ phải nằm bất động một chỗ trong thời gian dài. Tình trạng này sẽ dẫn tới những biến chứng khác như viêm phổi, hoại tử, tắc mạch chi… 

Lún xẹp đốt sống là biến chứng được đánh giá nguy hiểm vô cùng vì có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn. Số lượng đốt sống bị tổn thương nhiều khiến cho tình trạng thoái hóa cột sống tiến triển nhanh hơn.

2. Đo loãng xương – Phương pháp kiểm tra mật độ xương hiệu quả

Loãng xương là một bệnh lý không có dấu hiệu rõ rệt, dó đó tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và kiểm soát tốt. Để phòng ngừa cách tốt nhất là chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong đó, đo loãng xương toàn thân là danh mục không thể thiếu trong quy trình kiểm tra.

Đo loãng xương hoặc đo mật độ xương là kỹ thuật nhằm mục đích xác định mật độ xương để phòng tránh bệnh loãng xương. Đo mật độ xương thường kiểm tra ở các vị trí sau:

– Cột sống

– Hông

– Xương cẳng tay

Hiện nay, tại một số bệnh viện lớn với hệ thống máy móc hiện đại, việc đo mật độ xương ngoài chẩn đoán tình trạng loãng xương thì còn đồng thời được đánh giá nguy cơ gãy xương, vôi hóa…

đo loãng xương toàn thân

Đo loãng xương nhằm mục đích kiểm tra mật độ xương có thiếu hụt hay không

3. Đo loãng xương toàn thân khi nào?

Ai cũng có thể bị loãng xương, thậm chí ngay cả khi còn trẻ. Tuy nhiên người cao tuổi thường có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn. Vì vậy tất cả mọi người đều cần chủ động thăm khám, kiểm tra tình trạng loãng xương ngay từ sớm.

3.1. Đối với phụ nữ

Phụ nữ sẽ đo loãng xương toàn thân khi:

– Thuộc nhóm độ tuổi từ 50 – 65, bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Đồng thời có các yếu tố nguy cơ như đã từng gãy xương sau 30 tuổi, có tiền sử người thân từng bị gãy xương, có thói quen sử dụng thuốc lá và các chất kích thích, nhẹ cân (<56kg) hoặc khi còn nhỏ từng bị thiếu canxi.

– Sau 65 tuổi dù có hay không có nguy cơ cũng cần tiến hành xét nghiệm đo loãng xương. 

– Người đã từng được trị liệu bằng phương pháp thay thế hormon trên 10 năm hoặc sử dụng quá nhiều thuốc điều trị bệnh lý.

– Người có tiền sử mắc các bệnh lý nền khác.

– Có sự thay đổi về dáng người và hormon trong cơ thể.

3.2. Đối với đàn ông

Đàn ông tiến hành đo loãng xương khi:

– Thuộc nhóm tuổi từ 50 – 69 có một số yếu tố nguy cơ như suy thận, nghiện rượu bia, thuốc lá,… 

– Sau 70 tuổi cần đi đo loãng xương.

– Xuất hiện đột ngột những cơn đau cột sống mà không rõ nguyên nhân.

– Đã từng trải qua các phẫu thuật cấy ghép nội tạng.

– Có sự thay đổi chiều cao.

đo loãng xương ở đâu

Để có kết quả đo loãng xương chính xác và hiệu quả, bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Bạn có thể tìm kiếm, tham khảo thông tin trên mạng; từ người thân, bạn bè;… để tìm ra đâu là lựa chọn phù hợp với mình.

Tại Hà Nội, có một địa chỉ được nhiều người truyền tai nhau bởi chất lượng tốt đó là Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Tại đây có sự đầu tư vào máy móc y tế hiện đại, tiêu biểu là máy đo loãng xương hai bình điện DEXXUMT. Vơi ưu điểm thực hiện nhanh chóng cho ra kết quả chính xác tới 90% và độ an toàn cao. Bên cạnh đó, bác sĩ giỏi sẽ trực tiếp thăm khám, đặc biệt là Bác sĩ chuyên khoa II – Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan sẽ khám và tư vấn tận tình cho người bệnh. Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Loan là 1 trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về xương khớp.

Trên đây là thông tin chi tiết về thời điểm đo loãng xương toàn thân. Hãy bảo vệ sức khỏe trước khi quá muộn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital