Điều trị viêm dạ dày ở trẻ em: Bố mẹ cần biết gì?

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Do nhiều nguyên nhân, viêm dạ dày ở trẻ em là một trong những bệnh tiêu hóa có xu hướng gia tăng thời gian gần đây. Điều trị viêm dạ dày ở trẻ em không khó nhưng thường được phát hiện muộn do dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Để trẻ được thăm khám kịp thời, tránh khỏi những diễn tiến xấu hơn như viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày… Bố mẹ hãy lưu ý những thông tin dưới đây!

1. Viêm dạ dày ở trẻ em là gì?

Viêm loét dạ dày nói chung và viêm dạ dày trẻ em nói riêng là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với nhiều mức độ do sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ và các yếu tố tấn công.

Viêm dạ dày ở trẻ xảy ra phần lớn do 2 nguyên nhân, trong đó có tới  60 – 80% các ca viêm dạ dày nguyên phát liên quan đến nhiễm H.pylori (vi khuẩn HP). Đây là loại vi khuẩn là tác nhân chính gây loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP gây tổn thương dạ dày và hệ tiêu hóa

Vi khuẩn HP gây tổn thương dạ dày và hệ tiêu hóa

Một nguyên nhân khác của viêm dạ dày ở trẻ em là viêm dạ dày thứ phát do có các yếu tố tấn công gây mất cân bằng nội mô bình thường của niêm mạc dạ dày như: stress, chế độ ăn không phù hợp, sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến dạ dày…

Viêm dạ dày ở trẻ em là bệnh tiêu hóa không dễ chẩn đoán và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Nằm lòng các triệu chứng bệnh sẽ giúp bố mẹ sớm phát hiện tình trạng của trẻ và giúp các bé được thăm khám, có phương pháp chữa trị hiệu quả.

2. Những triệu chứng cảnh báo viêm dạ dày ở trẻ em

Trên thực tế, bệnh viêm dạ dày ở trẻ em biểu hiện thường không đặc hiệu, rất dễ nhầm lẫn với các loại bệnh lý khác. Có thể nhìn thấy thường xuyên hơn bao gồm các triệu chứng:

1.1 Trẻ đau bụng tái diễn

Đây là triệu chứng phổ biến nhất, tuy nhiên không mang tính điển hình như ở người lớn. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị đối với trẻ lớn, trong khi với trẻ nhỏ, cơn đau tập trung chủ yếu ở xung quanh rốn. Đau bụng do viêm dạ dày ở trẻ thường liên quan đến các bữa ăn. Cơn đau bụng thường xuất hiện lúc trẻ đói hoặc ngay sau khi ăn, đi kèm với cảm giác nặng bụng. Cơn đau cũng có thể diễn ra về đêm, âm ỉ hoặc dữ dội khiến trẻ tỉnh giấc.

Các cơn đau bụng là triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày ở trẻ em

Các cơn đau bụng là triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày ở trẻ em.

1.2 Trẻ cảm thấy buồn nôn, nôn

Tình trạng viêm dạ dày gây nôn, buồn nôn được bắt gặp phần lớn ở trẻ nhỏ (< 5 tuổi). Lúc này, biểu hiện bệnh dễ bị nhầm lẫn do trẻ giả vờ quấy khóc vì biếng ăn. Trẻ lúc này khó dung nạp các chất dinh dưỡng từ thức ăn đi vào cơ thể, về lâu dài có thể khiến trẻ trở nên suy dinh dưỡng.

1.3 Xuất huyết tiêu hóa trẻ em

Viêm dạ dày ở trẻ em có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa (chảy máu ở đường tiêu hóa bên trong cơ thể) các bé. Biểu hiện rõ nhất khi trẻ nôn ra máu, đi ngoài phân máu và đi ngoài phân đen. Ở giai đoạn viêm, trẻ xuất huyết tiêu hóa thường ở mức độ ít, thường không gây thiếu máu. Tình trạng này có thể tự khỏi, tuy nhiên vẫn có các trường hợp chuyển nặng, gây nguy hiểm cho trẻ. Bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra và đưa trẻ đến thăm khám, chữa trị kịp thời.

1.4 Thiếu máu nhược sắc ở trẻ

Trẻ em bị viêm dạ dày trong thời gian dài không được kịp thời phát hiện còn có thể bị tổn thương tới mạch máu. Trong đó ghi nhận những trường hợp trẻ thiếu máu nhược sắc do số lượng hemoglobin trong tế bào bị suy giảm đáng kể, đồng thời hồng cầu cũng bị biến đổi, màu sắc nhạt hơn bình thường. Đây là tình trạng rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu, tuy nhiên càng về sau các biểu hiện càng dễ dàng thấy rõ như:

– Da dẻ trẻ xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sức sống

– Trẻ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược

– Trẻ chán ăn, khó tiêu

– Trẻ hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung

Trẻ bị thiếu máu nhược sắc do viêm dạ dày thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung

Trẻ bị thiếu máu nhược sắc do viêm dạ dày thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung

Với các dấu hiệu trên, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, thiếu máu nhược sắc có thể gây ra biến chứng, mà phổ biến nhất là khiến cho cơ thể trẻ chậm phát triển.

3. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày ở trẻ em mà bố mẹ cần biết

Để có được phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng, mức độ bệnh của trẻ, đầu tiên, bố mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở uy tín để được thăm khám, tư vấn bởi các chuyên gia. Dựa trên các tiêu chuẩn về chuẩn đoán bệnh viêm dạ dày (chuẩn đoán nguyên phát – thứ phát, chuẩn đoán xác định, chuẩn đoán phân biệt), bố mẹ sẽ được các bác sỹ hướng dẫn tiến trình điều trị cho trẻ.

Điều trị viêm dạ dày ở trẻ em được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành

Điều trị viêm dạ dày ở trẻ được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành

2.1 Phương pháp điều trị viêm dạ dày ở trẻ em do nhiễm H.pylori

PPI 1,5 – 2 mg/kg/ngày, thường được chỉ định dùng đường uống từ 4 – 6 tuần

Phác đồ sử dụng kháng sinh để tiêu diệt H.pylori

Cầm máu bằng nội soi nếu có chỉ định của bác sĩ

Truyền máu nếu có chỉ định

2.2 Phương pháp điều trị viêm dạ dày ở trẻ em do các nguyên nhân khác

Ngưng thuốc ảnh hưởng dạ dày

Điều trị bệnh chính đi kèm: bỏng, nhiễm khuẩn, sốc nhiễm khuẩn…

Đặt sonde dạ dày, hút dịch

Sử dụng PPI 1,5 – 2 mg/kg/ngày thông qua tiêm máy, truyền tĩnh mạch

Cầm máu bằng nội soi khi có xuất huyết tiêu hóa gây thiếu máu

Truyền máu nếu có chỉ định

3. Hướng dẫn điều trị hỗ trợ

Nên làm:

– Chế độ ăn dễ tiêu, đủ chất dinh dưỡng

– Bổ sung sắt, axit folic (Vitamin B9) nếu có thiếu máu

– Cho trẻ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu

– Tái khám đúng hẹn

Nên tránh:

– Chua cay, chất kích thích

– Thuốc ảnh hưởng đến dạ dày

– Tự ngưng điều trị (bỏ thuốc, bỏ tái khám) khi chưa có chỉ định của bác sỹ

Điều trị viêm dạ dày ở trẻ em nên được thực hiện sớm để giảm thiểu chi phí, tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.  Với các thông tin trên đây, hy vọng bố mẹ có thể có phát hiện sớm nguy cơ bệnh để giúp các bé được chuẩn đoán, điều trị kịp thời, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital