Điều trị và phòng ngừa loãng xương là việc làm cần thiết để giữ cho xương chắc khỏe, nhất là ở người cao tuổi. Tuy nhiên, gần đây bệnh loãng xương còn xuất hiện ở người trẻ tuổi do thói quen sinh hoạt không khoa học và các bệnh lý liên quan khác.
Menu xem nhanh:
1. Loãng xương là gì?
Loãng xương là một rối loạn chuyển hóa xương dẫn đến suy giảm sức mạnh của xương (cả thể chất và khối lượng) làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Căn bệnh này khiến xương suy yếu đến mức chúng có thể dễ dàng bị gãy cho dù chỉ bị thương rất nhẹ.
Loãng xương có thể dẫn đến tê bì tay chân, chuột rút, tê bì, viêm khớp. Ngoài ra, loãng xương còn gây suy thận và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thậm chí, người bệnh có nguy cơ mất cơ, tàn phế, thương tật vĩnh viễn…
Đây là căn bệnh thầm lặng, người bệnh thường chỉ nhận thấy mình mắc bệnh khi đã gãy xương. Điều trị và phòng ngừa loãng xương là việc làm cần thiết để giữ cho xương chắc khỏe, nhất là ở người cao tuổi. Tuy nhiên, gần đây bệnh loãng xương còn xuất hiện ở người trẻ tuổi do thói quen sinh hoạt không khoa học và các bệnh lý liên quan khác.
2. Nguyên nhân gây loãng xương cần điều trị
Xương khỏe mạnh cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không hấp thụ đầy đủ canxi thông qua chế độ dinh dưỡng, việc xây dựng các tế bào xương và xương có thể bị trì hoãn. Các nguyên nhân khác của bệnh dịch loãng xương bao gồm:
– Lối sống, thói quen ăn uống không khoa học, lười vận động.
– Hay mang vác các vật nặng, làm việc quá sức.
– Lượng canxi cho việc hình thành xương lúc trẻ không được bổ sung kịp thời, dẫn đến việc khi về già, đi đôi với quá trình lão hoá, làm quá trình tạo xương kém đi. Lúc này quá trình huỷ xương xảy ra nhanh, mạnh làm cho mật độ xương suy giảm. Do vậy khớp xương trở nên giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ vỡ.
3. Cách điều trị và phòng ngừa loãng xương phổ biến
3.1. Tập thể dục giúp điều trị và phòng ngừa loãng xương
Các bài tập vận động thích hợp giúp thúc đẩy quá trình gia tăng mật độ xương và duy trì sự thăng bằng nhờ vậy giảm nguy cơ té ngã. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện. Một số bài tập thích hợp giúp ngăn ngừa loãng xương bao gồm:
– Nếu mục tiêu phòng ngừa loãng xương, bạn nên chạy bộ, bơi lội, bóng rổ, tennis…
– Các bài tập nâng cao thể lực có lợi cho hệ xương khớp, duy trì và phát triển sức mạnh và khối lượng cơ bắp.
– Các bài tập yoga, dưỡng sinh, khí công… giúp cải thiện sự cân đối của cơ thể, tránh tình trạng té ngã.
3.2. Điều trị và phòng ngừa loãng xương bằng canxi và vitamin D
Nếu cơ thể thiếu hụt canxi, quá trình phân huỷ xương sẽ diễn ra để bổ sung lượng canxi thiếu hụt sẽ dẫn đến chứng loãng xương. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ canxi trong chế độ ăn uống là rất quan trọng. Một số nguồn thực phẩm giàu canxi bạn có thể tăng cường ăn như:
– Sản phẩm làm từ sữa ít béo hoặc không chứa chất béo.
– Nước trái cây, ngũ cốc
– Sữa đậu nành, đậu phụ
– Cá mòi, cá hồi…
– Các loại rau màu xanh đậm như bông cải xanh, rau mồng tơi, cải xoăn…
Vitamin D nâng cao hiệu quả trong việc hấp thụ canxi. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin D bạn có thể tham khảo là:
– Cá hồi, cá thu, cá ngừ…
– Gan bò
– Lòng đỏ trứng, phô mai
– Sữa, ngũ cốc
Ngoài ra, để bổ sung vitamin D đơn giản, mỗi người nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm.
3.3. Bỏ thuốc lá, rượu bia
Việc tiêu thụ nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày làm gia tăng khả năng bị loãng xương. Thuốc lá cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, chúng cũng làm giảm hormone estrogen trong máu.
3.4. Duy trì cân nặng hợp lý
Thiếu hoặc thừa canxi sẽ làm gia tăng tỷ lệ mắc loãng xương và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Do đó, duy trì cân nặng phù hợp là điều cần làm để điều trị và phòng ngừa loãng xương.
3.5. Sử dụng thuốc trong chữa trị loãng xương
Khi bị loãng xương, người bệnh cần cung cấp đầy đủ canxi khoảng 1.000 – 1.200 mg/ngày. Bên cạnh đó, nhu cầu vitamin D cần thiết vào khoảng 800 – 1000 IU/ngày. Ngoài ra, các bác sĩ còn khuyên dùng các loại thuốc ngăn ngừa loãng xương khác, ví dụ như:
– Alendronate: Fosamax plus hoặc Fosamax 5600 (dùng 1 viên/tuần).
– Liều truyền tĩnh mạch mỗi năm của axit zoledronic là 5mg/100 ml. Chống chỉ định cho bệnh nhân suy thận nặng và có triệu chứng rối loạn nhịp tim.
– Calcitonin được dùng đối với người bệnh gãy xương hoặc đau nhức do loãng xương với liều 50-100 IU/ngày, cần dùng nhóm bisphosphonat.
– Chất ức chế thụ thể estrogen chọn lọc (SERM) raloxifene (Evista) thường được sử dụng điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh với liều 60mg/ngày.
– Các nhóm thuốc khác: Thuốc thúc đẩy quá trình tạo xương và ngăn chặn quá trình huỷ xương, thuốc giúp tăng cường quá trình đồng hoá.
3.6. Thăm khám và tầm soát sớm các nguy cơ
Loãng xương là bệnh tiến triển âm thầm, ít có triệu chứng lâm sàng cho đến lúc biến chứng. Vì vậy, chẩn đoán loãng xương chủ yếu dựa trên chỉ số mật độ khoáng của xương. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành một số phương pháp kiểm tra mật độ xương dựa trên chẩn đoán ban đầu. Xét nghiệm nồng độ hormone để xác định các chất gây nguy cơ mất xương và kiểm tra cấu trúc xương… là những phương pháp chẩn đoán loãng xương phổ biến.
Mỗi người nếu phát hiện dấu hiệu cảnh báo loãng xương hoặc là đối tượng nguy cơ cao dễ bị loãng xương, cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh sớm. Chuyên khoa Cơ xương khớp Hệ thống Y tế Thu Cúc trang bị đầy đủ các máy móc chẩn đoán loãng xương như:
– Máy DEXXUMT đo loãng xương hai bình diện
– Máy chụp cộng hưởng từ MRI
– Máy chụp cắt lớp CT 64-128 dãy
– Máy siêu âm màu
– Hệ thống chụp X quang
– Hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012
Liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được tư vấn và đặt hẹn thăm khám loãng xương sớm nhất. Hotline: 0936 388 288.