Điều trị sỏi bàng quang như thế nào để đạt hiệu quả?

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Ứ đọng nước tiểu tiểu do có chướng ngại ở cổ bàng quang hay niệu đạo được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi bàng quang. Vậy điều trị sỏi bàng quang như thế nào để đạt hiệu quả?

1. Dấu hiệu cảnh báo sỏi bàng quang

Các dấu hiệu, triệu chứng phổ biến nhất của sỏi bàng quang:

– Tiểu dắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại, vận động nhiều

– Tiểu ra máu, có thể đái đục (bang quang bị nhiễm khuẩn)

– Có thể đau bụng dưới, đau buốt vùng hạ vị.

– Trong trường hợp có nhiễm khuẩn sẽ gây hiện tượng sốt nhẹ

Tuy nhiên, một số trường hợp sỏi bàng quang không luôn luôn gây ra dấu hiệu hoặc triệu chứng và đôi khi được phát hiện trong các kiểm tra cho các vấn đề khác.

Điều trị sỏi bàng quang như thế nào để đạt hiệu quả?

Sỏi bàng quang là bệnh lý nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như: Viêm bàng quang, rò bàng quang, teo bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu…

2. Chẩn đoán sỏi bàng quang bằng cách nào?

Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện sỏi bàng quang, khi dùng ống thông sắt có tiếng chạm sỏi. Hoặc thăm trực tràng có thể sờ thấy sỏi to khi bàng quang hết nước tiểu .
Soi bàng quang sẽ giúp thầy thuốc biết được chính xác số lượng, hình dáng, kích thước và màu sắc sỏi. Ngoài ra còn có thể phát hiện được các nguyên nhân của sỏi bàng quang như hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt hay túi thừa bàng quang.

Chụp Xquang vùng chậu hông thấy có hình sỏi bàng quang. Các xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết thêm được những thông tin cần thiết như có hồng cầu, bạch cầu trong nước tiểu.

Điều trị sỏi bàng quang như thế nào để đạt hiệu quả?

Thực hiện các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết sẽ giúp xác định được chính xác tình trạng sỏi để từ đó có phương hướng điều trị phù hợp

3. Sỏi bàng quang làm sao để chữa trị?

3.1 Phương pháp sử dụng để điều trị bệnh sỏi bàng quang hiện nay

Nếu sỏi nhỏ, bác sĩ có thể khuyên nên uống một lượng nước tăng lên mỗi ngày để giúp loại bỏ. Nếu sỏi quá lớn hoặc không tự loại bỏ, bác sĩ có thể cần phải loại bỏ.

Tán sỏi là phương pháp thường được sử dụng để loại bỏ sỏi. Phương pháp tán sỏi được thực hiện bằng một ống nhỏ với một máy ảnh ở cuối được đưa qua niệu đạo và vào bàng quang để xem. Bác sĩ sau đó sử dụng laser, siêu âm hoặc thiết bị khác để phá vỡ sỏi thành từng miếng nhỏ và lấy các mảnh ro khỏi bàng quang. Khoảng một tháng sau khi tán sỏi, bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng không có mảnh sỏi còn trong bàng quang.

Với trường hợp, sỏi bàng quang lớn hoặc nằm ở vị trí khó lấy, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật mở lấy sỏi. Trong những trường hợp này, bác sĩ làm một vết mổ trong bàng quang và trực tiếp loại bỏ các loại sỏi.

Điều trị sỏi bàng quang như thế nào để đạt hiệu quả?

Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi bàng quang ít xâm lấn, không mổ mở

3.2 Làm thế nào để điều trị sỏi bàng quang đạt hiệu quả

Để đạt được kết quả điều trị tốt, bệnh nhân nên điều trị sỏi ngay từ sớm khi sỏi chưa gây ra những biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị lúc này sẽ đơn giản, thậm chí không cần xâm lấn, sỏi được loại bỏ nhanh chóng. Bên cạnh đó để quá trình đạt hiệu quả cao, ít xảy ra những tác dụng phụ hay biến chứng không đáng có sau điều trị, bệnh nhân nên lựa chọn những đơn vị y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại tân tiến hỗ trợ toàn diện cho quá trình chẩn đoán và điều trị.

Ngoài ra, bệnh nhân cần đến tái khám đúng theo lịch trình của bác sĩ đã hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng phục hồi, mức độ sạch sỏi sau điều trị, các yếu tố liên quan khác để đảm bảo bệnh nhân sạch sỏi và phục hồi ổn định, không có biến chứng. Đặc biệt bệnh nhân mắc sỏi bàng quang do các yếu tố về bệnh lý gây ra thì cần điều trị triệt để những bệnh lý này để hạn chế nguy cơ tái lại sỏi.

Sau điều trị bệnh nhân cũng nên duy trì kế hoạch thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những nguy cơ hình thành sỏi, từ đó có biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời. Bởi sỏi tiết niệu là một bệnh lý dễ tái phát vì thế chủ động thăm khám phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị trở nên đơn giản và rút ngắn thời gian hơn rất nhiều.

Cuối cùng bên cạnh việc lựa chọn địa chỉ điều trị và tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân nên chủ động xây dựng một lối sống khoa học và lành mạnh, để hạn chế khả năng sỏi tái phát sau điều trị. Cụ thể là:

– Uống nhiều nước trung bình khoảng 2 lít mỗi ngày và sẽ tăng lượng nước nếu làm việc trong môi trường nắng nóng, cơ thể ra nhiều mô hôi mất nhiều nước…

– Hạn chế ăn mặn, ăn quá nhiều đạm, sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, có gas, thực phẩm chứa oxalate…

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây đặc biệt là trái cây họ cam để cơ thể được thanh lọc, đào thải nhanh chóng các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, tránh khả năng kết tinh hình thành sỏi.

– Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, tránh ngồi lâu một chỗ và nhịn tiểu thường xuyên…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital