Điều trị sa sút trí tuệ thế nào cho hiệu quả

Tham vấn bác sĩ

Điều trị sa sút trí tuệ chủ yếu tập trung vào quản lý nguyên nhân gây bệnh, do sa sút trí tuệ không thể chữa trị dứt điểm.

1. Vì sao cần điều trị sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là chứng suy giảm trí nhớ, tác động tiêu cực đến sức khỏe và kinh tế của người mắc bệnh. Không những vậy, bệnh này mà còn gây ảnh hưởng tới cuộc sống của những người chăm sóc người bệnh.

Bệnh hầu hết ảnh hưởng đến người cao tuổi. Song, đây không phải là quá trình lão hóa thông thường mà phần lớn do hậu quả của một số vấn đề bệnh tật. Bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến, chiếm đến 60-70% các trường hợp sa sút trí tuệ.

Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện do tình trạng béo phì, tăng huyết áp ở độ tuổi trung niên, huyết áp thấp ở độ tuổi cao niên, bệnh tiểu đường, mỡ máu, nhồi máu não đa ổ, trầm cảm, sử dụng các chất kích thích…

Huyết áp cao dẫn tới sa sút trí tuệ

Huyết áp cao cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới sa sút trí tuệ

Cần điều trị sa sút trí tuệ do bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe:

1.1. Suy giảm dinh dưỡng

Nhiều người bị sa sút trí tuệ thường giảm ăn hoặc ngừng ăn. Điều này ảnh hưởng đến hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết. Người bệnh có thể không nhai hoặc không nuốt được.

1.2. Mất khả năng tự chăm sóc

Người bệnh thường suy giảm khả năng tự thực hiện các hoạt động hằng ngày và phải cần đến sự trợ giúp, chăm sóc từ người khác.

1.3. Mất an toàn cá nhân

Một số trường hợp sa sút trí tuệ có thể gây mất an toàn khi lái xe, làm việc hoặc khi tham gia giao thông.

1.4. Viêm phổi

Người mắc bệnh thường có triệu chứng nuốt khó, làm tăng nguy cơ nghẹn. Lúc này bệnh nhân có thể hít thức ăn vào phổi, dẫn tới tắc thở và viêm phổi hít.

1.5. Tử vong

Sa sút trí tuệ giai đoạn muộn có nguy cơ dẫn đến tử vong do nhiễm trùng.

2. Điều trị sa sút trí tuệ thế nào?

2.1. Điều trị sa sút trí tuệ với thuốc

Người bệnh sa sút trí tuệ cần được thăm khám sớm và điều trị bởi các chuyên khoa Nội thần kinh. Điều trị kịp thời giúp hạn chế những diễn biến xấu của bệnh. Hiện nay điều trị sa sút trí tuệ chủ yếu là điều trị nội khoa và tập trung chủ yếu vào chữa trị triệu chứng.

Điều trị sa sút trí tuệ chủ yếu tập trung chữa trị triệu chứng.

Điều trị sa sút trí tuệ tập trung chủ yếu vào chữa trị triệu chứng.

Một số loại thuốc thường được sử dụng giúp làm chậm quá trình tiến triển bệnh là:

– Với nguyên nhân chính xuất phát từ bệnh lý Alzheimer: Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Do đó bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giúp làm bệnh chậm tiến triển.

– Một số thuốc hỗ trợ làm chậm tình trạng mất trí nhớ và lú lẫn của người bệnh.

– Một số loại thuốc có thể giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, giảm lo âu, trầm cảm hoặc kích động.

Các loại thuốc này tuy không điều trị hết bệnh nhưng sẽ giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, người nhà bệnh nhân hoặc người chăm sóc bệnh nhân cũng được giảm bớt gánh nặng hơn.

2.2. Tập luyện nhận thức điều trị sa sút trí tuệ

Bên cạnh điều trị bằng nội khoa, người bệnh cần tập luyện nhận thức. Các bài tập được xây dựng dựa trên nhóm chức năng nhận thức. Người bệnh có thể tập luyện riêng hoặc tập theo nhóm. Các bài tập từ dễ đến khó để phù hợp với từng mức độ nhận thức của người bệnh.

Người bệnh có thể áp dụng các bài tập luyện nhận thức như:

– Test luyện trí nhớ bằng các công việc

– Đọc sách, xem phim và kể lại nội dung của câu chuyện.

– Chơi ô chữ, chơi cờ rèn luyện trí nhớ

– Làm các bài test trên máy tính…

Chơi cờ có thể giúp người bệnh rèn luyện trí nhớ

Trò chơi ô chữ, chơi cờ có thể giúp người bệnh rèn luyện trí nhớ

2.3. Phục hồi nhận thức

Phương pháp phục hồi chức năng nhận thức sẽ được xây dựng riêng cho từng người, tùy thuộc vào tình trạng sa sút trí tuệ của người bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ. Phương pháp điều trị này nhằm cải thiện trí nhớ trong thực hiện hoạt động sống hàng ngày.

– Trí nhớ (kiểm tra vị trí đồ vật, sự kiện…)

– Kỹ năng làm việc (duy trì kỹ năng cũ, học thêm kỹ năng mới…)

– Tìm từ và nhớ tên (nhớ tên người, đồ vật, nơi chốn…)

– Khả năng tập trung (nhớ tên bài báo, bộ phim…)

– Sử dụng phương tiện nhắc nhở để cải thiện tình trạng bệnh.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thông thường sa sút trí tuệ là hậu quả của đột quỵ, tổn thương não hoặc do bệnh Alzheimer gây ra. Tỷ lệ người mắc bệnh sa sút trí tuệ có xu hướng tăng cao qua từng năm. Dự tính số người sa sút trí tuệ tăng khoảng 40% vào năm 2023. Sa sút trí tuệ không chỉ xảy ra ở các nước có thu nhập cao, mà còn xuất hiện nhiều ở các nước có nguồn thu nhập thấp và trung bình.

Chẩn đoán bệnh sớm và chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ là yêu cầu được đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới. Nỗ lực chẩn đoán sớm, điều trị sa sút trí tuệ và chăm sóc người bệnh, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

2.4 Tăng cường hoạt động thể lực, hoạt động xã hội

Nên tăng cường các hoạt động rèn luyện thể chất, giúp người bệnh hòa nhập xã hội và  ngăn tình trạng tự thu hẹp, cô lập bản thân. Tập thể dục, chơi thể thao đều đặn hằng ngày; tham gia theo nhóm các hoạt động xã hội sẽ có tác dụng tích cực để phòng bệnh sa sút trí tuệ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital