Bệnh sa sút trí tuệ và dấu hiệu cảnh báo chớ coi thường

Tham vấn bác sĩ

Bệnh sa sút trí tuệ ngày càng trở nên phổ biến. Dự báo năm 2030 có khoảng 82 triệu người mắc bệnh này và tới năm 2050 là 152 triệu người. Vậy sa sút trí tuệ là gì và dấu hiệu cảnh báo bệnh như thế nào?

1. Khái quát về sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là kết quả của chấn thương hoặc nhiều loại bệnh, gây ảnh hưởng tới trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội. Bệnh sa sút trí tuệ có diễn tiến mạn tính và tiến triển, biểu hiện bằng việc khả năng tư duy của người bệnh giảm so với người bình thường ở cùng một độ tuổi.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (năm 2015), có khoảng 50 triệu người trên thế giới mắc sa sút trí tuệ. Trung bình mỗi năm có gần 10 triệu ca bệnh mới, 5 – 8% trong số đó nằm trong độ tuổi từ 60 trở lên. Dự báo đến năm 2030, số người mắc chứng bệnh này lên tới 82 triệu người và tới năm 2050 là 152 triệu người. Người mắc bệnh chủ yếu tập trung ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Mặc dù bệnh liên quan tới mất trí nhớ, song nếu chỉ có triệu chứng này không có nghĩa là người bệnh mắc sa sút trí tuệ. Nguyên nhân phổ biến của sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi là bệnh Alzheimer. Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng mà bệnh có thể được cải thiện.

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ như huyết áp tăng và béo phì ở tuổi trung niên; tiểu đường, mỡ máu tăng, lạm dụng rượu bia và sử dụng chất kích thích; huyết áp thấp ở người cao tuổi; tiền sử gia đình có người mắc chứng sa sút trí tuệ hay trầm cảm…

Dấu hiệu của người mắc bệnh sa sút trí tuệ.

Sa sút trí tuệ ảnh hưởng tới trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội.

2. Dấu hiệu cảnh báo người mắc bệnh sa sút trí tuệ

Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà bệnh ảnh hưởng tới mỗi người một cách khác nhau. Tuy nhiên, dấu hiệu liên quan tới sa sút trí tuệ thường biểu hiện theo 3 giai đoạn sau:

– Giai đoạn 1

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường hay quên, không rõ thời gian và dễ lạc lõng ở những nơi vốn dĩ quen thuộc. Thông thường ở giai đoạn này, bệnh không có biểu hiện rõ ràng, dễ nhầm lẫn với bệnh đãng trí ở phụ nữ sau sinh hoặc trí nhớ kém ở người già… nên người bệnh thường bỏ qua. Việc chủ quan đã làm “vụt” mất cơ hội điều trị và hồi phục của người bệnh.

– Giai đoạn 2

Khi bệnh bước sang giai đoạn 2, các dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn. Lúc này, người bệnh không thể nhớ các sự kiện gần hoặc tên mọi người trong gia đình, người thân, hay đi lang thang và lặp lại câu hỏi nhiều lần.

– Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn cuối của sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh giai đoạn cuối gần như sống phụ thuộc vào người thân, gia đình vì không thể hoạt động. Triệu chứng của người bệnh giai đoạn này là: trí nhớ bị rối loạn nghiêm trọng, khó/không nhận ra người thân, bạn bè, mất ý thức về thời gian và địa điểm, dễ kích động và gây hấn với mọi người.

3. Nguyên nhân dẫn tới sa sút trí tuệ

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sa sút trí tuệ, trong đó có một số nguyên nhân điển hình phải kể tới dưới đây:

3.1. Bệnh sa sút trí tuệ do Alzheimer

Alzheimer là bệnh phổ biến, nhất là người cao tuổi. Bệnh khởi phát và tiến triển mơ hồ. Những người sa sút trí tuệ do Alzheimer thường giảm trí nhớ, gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ cũng như định hướng không gian.

Khi bệnh khởi phát, khả năng phán đoán và sự minh mẫn ít bị ảnh hưởng nhưng tình trạng sẽ tăng dần sau vài năm. Người bệnh cũng trở nên yếu đuối, không ổn định khi bệnh tiến triển nặng.

3.2. Bệnh sa sút trí tuệ thể Lewy

Ở các nước phương Tây, sa sút trí tuệ với các thể Lewy chiếm 15% trường hợp sa sút trí tuệ. Triệu chứng của sa sút trí tuệ các thể Lewy là mộng du, ảo giác, gặp các vấn đề về khả năng tập trung và chú ý… Một số dấu hiệu khác phải nhắc tới là di chuyển chậm, run rẩy và cứng nhắc (Parkinsonism).

Phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ như thế nào?

Hãy tới ngay cơ sở y tế để thăm khám, tầm soát để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

3.3. Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu

Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu chiếm khoảng 10%, do các bệnh lý mạch máu nhỏ bên trong não, tiểu đường dẫn tới lan rộng các tổn thương chất trắng ở dưới vỏ não.

Song cũng có trường hợp do xơ vữa động mạch cảnh khiến người bệnh bị nhồi máu não đa ổ. Biểu hiện của bệnh là các đợt tiến triển, kèm theo dấu hiệu như bị đột quỵ.

3.4. Các bệnh lý trong não tiến triển làm sa sút trí tuệ

U não lớn vùng trán và vùng thái dương là 2 bệnh lý có thể gây giảm trí trước khi có biểu hiện tăng áp lực ở nội sọ hay liệt. Tụ máu dưới màng cứng mạn tính thường xuất hiện ở những người nghiện rượu, người cao tuổi hoặc dùng thuốc kháng đông. Thông thường những người bệnh này sẽ không nhớ chấn thương đầu gặp phải trước đó. Họ dần dần trở nên buồn ngủ, giảm trí nhớ trong vài tuần.

Y học cũng ghi nhận bệnh xơ cứng rải rác nặng có thể gây sa sút trí tuệ. Ngoài ra, nghiện ma túy, nghiện rượu cũng liên quan tới chứng mất trí. Người bệnh, nhất là người cao tuổi có thể lãng quên hoặc nhầm lẫn trong khi sử dụng thuốc.

Nội tiết, nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân gây sa sút trí tuệ, thông qua biến chứng suy giảm miễn dịch thần kinh trung ương hoặc viêm não do HIV.

4. Phòng ngừa sa sút trí tuệ làm sao cho hiệu quả?

Sa sút trí tuệ không thể chữa khỏi nên việc phòng ngừa có ý nghĩa quan trọng giúp bảo vệ con người khỏi chứng bệnh này. Do đó, mỗi người cần:

– Rèn luyện trí não

Những hoạt động như chơi đố chữ, giải đáp câu hỏi, đọc sách… có thể trì hoãn sự khởi phát của bệnh.

– Tương tác xã hội và tăng cường thể chất

Việc tương tác xã hội hay hoạt động tăng cường thể chất có thể trì hoãn sự khởi phát cũng như làm giảm triệu chứng của bệnh. Theo khuyến cáo, mỗi người nên tập luyện thể dục thể thao 150 phút/ tuần.

Thuốc lá và chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

Thuốc lá và chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

– “Nạp” đầy đủ các loại vitamin mỗi ngày

Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác gia tăng khi lượng vitamin D trong máu thấp. Vì vậy, cần bổ sung loại vitamin này thông qua viên uống hoặc thực phẩm hàng ngày. Bên cạnh đó, vitamin B và vitamin C cũng rất hữu ích trong việc ngăn ngừa sa sút trí tuệ.

– Ăn uống lành mạnh, khoa học

– Loại bỏ chất kích thích, thuốc lá khỏi đời sống

– Ngủ đủ 8 tiếng/đêm để trí não và thần kinh được minh mẫn, khỏe mạnh, tránh nguy cơ mắc bệnh.

– Kiểm soát các yếu tố nguy cơ tim mạch như đái tháo đường, cao huyết áp

Nếu không kiểm soát tốt các bệnh lý trên dễ dẫn tới nguy cơ đột quỵ não, là nguyên nhân gây sa sút trí tuệ mạch máu. Do đó, người bệnh cần điều trị nếu mắc phải những bệnh kể trên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital